Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2013

Người cho nên cám ơn

Hình ảnh
Lúc Seisetsu giảng dạy tại chùa Engaku ở Kamakura, thiền sư cần phòng ốc rộng hơn, vì nơi giảng dạy của thầy đã quá chật. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định là sẽ tặng 500 đồng vàng, gọi là ryo, vào việc xây trường rộng thêm. Umeza mang tiền đến cho thiền sư. Tranh Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma do thiền sư Seisetzu vẽ Seisetsu nói: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.” Umezu trao bao vàng cho Seisetsu, nhưng không hài lòng với thái độ của thiền sư. Một người có thể sống cả năm với chỉ 3 ryo, nhưng thương gia này không nhận được cả một tiếng cám ơn. “Trong bao đó có 500 ryo,” Umezu nhắc khéo. “Anh đã nói cho tôi biết rồi,” Seisetsu trả lời. “Dù tôi là một thương gia giàu có, 500 ryo vẫn là rất nhiều tiền,” Umezu nói. “Anh muốn tôi cám ơn anh?” Seisetsi hỏi. “Thầy nên làm vậy,” Umezu trả lời. “Tại sao tôi nên cám ơn?” Seisetsu thắc mắc. “Người cho nên cám ơn.” . Bình: • Seisetsu Genjo Seki hay Seisetsu Genjyo Seki, (1877-1945), là thiền sư dòng Lâm Tế, từ thiền sư  Hakuin Vậy À  mà ra. Trong...

Ánh sáng của con có thể tắt

Hình ảnh
Một học trò Tông Thiên Thai, một tông phái triết lý Phật giáo, đến thiền viện của Gasan học thiền. Vài năm sau cậu ra đi, Gasan cảnh báo cậu: “Học về sự thật bằng phỏng đoán thì lợi ích cũng chỉ như lượm lặt tài liệu giảng huấn. Nhưng nhớ rằng nếu con không thiền quán thường trực, ánh sáng chân l‎ý của con có thể tắt. . Bình: • Gasan Jōseki (峨山 韶碩 1275–23.11.1366) là thiền sư dòng Tào Động Nhật Bản, mà ta đã nhắc đến trong bài  Không xa Phật vị. • Đây là cảnh báo về cách học triết lý lệ thuộc nặng nề vào lý luận và suy tư của Thiên Thai Tông. Trong bài  Cỏ cây giác ngộ như thế nào  chúng ta đã nói đến sự vô ích của các câu hỏi triết lý rắc rối của học trò Thiên Thai. • Khác biệt giữa “suy nghĩ” và “thiền quán”:  Suy nghĩ hay suy tư là “nghĩ”. Thiền quán là chỉ “nhìn” (quán), nhìn sự vật như nó là (seeing thing as it is) mà chẳng “nghĩ” gì cả. Khác biệt về tính danh này đưa đến các khác biệt sau: 1. Khác biệt đầu tiên là tĩnh lặng về cảm xúc.  Chúng ta có thể suy...

Miso chua

Hình ảnh
Sư nấu bếp tại Dairyo, tu viện của thiền sư Bankei, quyết định là sư sẽ chăm sóc kỹ càng sức khỏe của lão sư phụ của mình và sẽ chỉ cho sư phụ ăn Miso tươi, làm từ đậu nành, lúa mì và men đánh nhuyễn và để lên men. Bankei, thấy là mình được phục vụ miso tốt hơn miso của các đệ tử, liền hỏi: “Ai là người nấu ăn hôm nay?” Dairyo được gọi đến gặp thầy. Bankei nghe trình là theo tuổi tác và địa vị của thầy, Bankei chỉ nên ăn miso tươi. Cho nên Bankei nói với sư nấu ăn: “Vậy chú nghĩ là thầy không nên ăn gì hết.” Nói xong, Bankei bước vào phòng riêng và khóa cửa. Dairyo, ngồi ngoài cửa, xin lỗi thầy. Bankei không trả lời. Cả bảy ngày, Dairyo ngồi bên ngoài và Bankei ở bên trong. Cuối cùng, trong tuyệt vọng một đệ tử nói thật to cho Bankei: “Thầy có thể không sao, lão sư phụ, nhưng anh chàng đệ tử này phải ăn. Hắn không thể nhịn ăn mãi được!” Đến lúc đó Bankei mở cửa. Thầy mỉm cười. Thầy nói với Dairyo: “Thầy nhất quyết ăn cùng loại thức ăn như những đệ tử thấp nhất của thầy. Khi chú trở thà...

Ryonen đắc ngộ

Hình ảnh
Ni cô Ryonen sinh năm 1797. Cô là cháu của Shingen, một võ tướng nổi tiếng của Nhật. Thiên tài thi phú và sắc đẹp khuynh thành của cô tuyệt đến mức mới 17 tuổi cô đã thành người hầu cận của hoàng hậu. Dù còn trẻ thế, danh vọng đang chờ đợi cô. Hoàng hậu yêu quý chết bất thần và mọi giấc mơ của Ryonen tiêu tán. Cô thấy rất rõ tính vô thường của đời sống trong thế giới này. Vì vậy cô muốn học thiền. Tuy nhiên, thân nhân của cô không đồng ‎ý và ép cô lập gia đình. Với lời hứa hẹn là cô có thể đi tu sau khi đã sinh ba đứa con, Ryonen đồng ý. Cô làm tròn điều kiện này trước khi đầy 25 tuổi. Chồng cô và mọi người thân chẳng thể cản cô được nữa. Cô cạo đầu, lấy tên là Ryonen, có nghĩa là đạt ngộ sáng lạn, và bắt đầu hành hương. Cô đến thành phố Edo và xin thiền sư Tetsugya nhận làm đệ tử. Nhưng chỉ liếc mắt qua một tí là thiền sư đã từ chối, vì cô quá đẹp. Ryonen đến gặp một thầy khác, Hakuo. Hakuo cũng từ chối với cùng lý do, nói là sắc đẹp của cô chỉ gây rắc rối. Ryonen lấy một thanh sắt nó...

Tỉ lệ chính xác

Hình ảnh
Sen no Rikya, một trà sư, muốn treo một lẳng hoa trên cột nhà. Thầy nhờ một người thợ mộc giúp, chỉ cho anh ta treo cao hơn hay thấp hơn một tí, nhích qua bên phải hay bên trái, cho đến khi thầy tìm được đúng chỗ. “Chỗ đó đó,” cuối cùng Sen no Rikya nói. Anh thợ mộc, muốn thử thầy, bèn đánh dấu chỗ đó rồi giả vờ quên mất. “Chỗ này phải không? Có lẽ, nó là chỗ này?” anh thợ mộc cứ hỏi, chỉ vào vài chỗ khác nhau trên cột. Nhưng cảm quan về tỉ lệ của thầy chính xác đến nỗi chỉ đến khi anh thợ mộc chỉ đúng vào điểm đã đánh dấu thì thầy mới chấp nhận. . Bình: • Cái đẹp luôn luôn là vấn đề tỉ lệ hài hòa. Lẳng hoa không đứng một mình; lẳng hoa đứng trong tương quan với tất cả mọi thứ khác trong phòng. Lấy ảnh một cô gái thật đẹp, rồi dùng computer di chuyển hai con mắt cô gần hơn hay xa nhau hơn một tí, miệng đi xuống hay đi lên một tí, mũi nhích xuống hay nhích lên một tí… rồi xem thử cô ấy còn đẹp không, hay đã có thể thành dị dạng. Cũng những bộ phận đẹp đó, nhưng chỉ đổi tỉ lệ, là không c...

Phật mũi đen

Hình ảnh
Một ni cô đang đi tìm giác ngộ, làm một bức tượng Phật và dát vàng lên tượng. Bất kỳ đi đâu cô cũng mang tượng Phật vàng này theo. Nhiều năm trôi qua, vẫn còn mang tượng Phật, ni cô đến sống trong một ngôi chùa nhỏ ở một xứ có rất nhiều Phật, mỗi vị Phật có đền thờ riêng. Ni cô muốn thắp nhang trước tượng Phật vàng của cô. Không thích hương thơm của nhang mình đi lạc qua chỗ người khác, cô chế ra một cái phểu lớn, chuyển khói nhang đến tượng Phật của cô mà thôi. Điều này làm mũi của tượng Phật vàng bị nám đen, nhìn rất xấu. . Bình: • Phật đâu có ngoài ta. Khi tâm ta trở lại với “mặt mũi nguyên thủy” (bản lai diện mục), không còn bị màn si mê bao phủ, thì tâm sáng láng. Đó là Phật. Có tượng Phật để giúp nhắc nhở mình con đường mình đang đi, thì hay. Nhưng xem tượng như là cứu rỗi của mình thì hỏng. Vì chỉ có mình giải thoát được mình thôi. Chính vì vậy mà tổ Lâm Tế nói “Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma”; tức là những gì mình thấy đều là ảo tưởng, chỉ tâm tĩnh lặng của mình (chân tâm) ...

Hoa sĩ tham lam

Hình ảnh
Gessen là một thiền sư họa sĩ. Trước khi vẽ hay sơn một bức tranh, thiền sư luôn luôn yêu cầu trả tiền trước, và giá của thiền sư rất cao. Thiền sư có tiếng là “Họa sĩ tham lam.” Một nàng ca kỹ hỏi thiền sư vẽ tranh. “Cô có thể trả bao nhiêu?” Gessen hỏi. “Bất cứ giá nào ông tính,” cô gái trả lời, “nhưng tôi muốn ông vẽ trước mặt tôi.” Rồi ngày nọ nàng ca kỹ gọi Gessen. Cô đang mở tiệc khoản đãi các thân chủ của cô. Gessen vẽ rất đẹp. Khi đã xong, thiền sư đòi giá cao nhất cho thời gian làm việc của mình. Thiền sư được trả tiền. Rồi nàng ca kỹ quay về hướng khách khứa của cô và nói: “Anh chàng họa sĩ này chỉ muốn tiền. Tranh của ông ta thì được nhưng đầu của ông ta bẩn thỉu; tiền có thể làm đầu óc ông ta đầy bùn. Tranh vẽ từ cái đầu bẩn thỉu như vậy không đáng để trưng bày. Chỉ đáng để làm đẹp váy lót của tôi.” Nàng cởi váy, rồi bảo Gessen vẽ một bức tranh khác trên mặt sau của váy lót của nàng. “Cô trả bao nhiêu?” Gessen hỏi. “Ô bao nhiêu cũng được,” cô gái nói. Gessen ra một gái rất ...

Cỏ cây giác ngộ thế nào?

Hình ảnh
Vào thời Kamakura, Shinkan học Thiên Thai Tông sáu năm, sau đó học Thiền 7 năm; rồi thiền sư qua Trung Quốc và nghiên cứu Thiền 13 năm nữa. Khi thiền sư trở về Nhật nhiều người muốn gặp thiền sư và hỏi các câu bí hiểm. Nhưng Shinkan rất ít tiếp khách, và khi tiếp khách, thiền sư rất ít khi trả lời câu hỏi của họ. Ngày nọ có một người 50 tuổi đang học về giác ngộ, nói với Shinkan, “Tôi đã học tư tưởng của Tông Thiên Thai từ lúc còn nhỏ, nhưng một điều tôi không hiểu nổi. Thiên Thai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi đây là điều rất lạ.” “Bàn luận cỏ cây giác ngộ thế nào thì được ích gì?” Shinkan hỏi. “Câu hỏi là anh làm thế nào để có thể giác ngộ. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện đó không?” “Tôi chẳng bao giờ nghĩ như vậy cả,” ông già kinh ngạc. “Vậy thì về nhà và nghĩ đến nó,” Shinkan kết thúc. . Bình: • Thời Kamakura bắt đầu từ năm 1185 đến năm 1333. • Thiên Thai Tông của Nhật thật ra cũng có thiền. Thiên Thai Tông do Tối Trừng (Saicho) thiết lập năm 805 sau khi đã họ...

Đúng và Sai

Hình ảnh
Khi Bankei mở mùa an cư kiết hạ, đệ tử từ nhiều nơi trên đất Nhật về tham dự. Trong một buổi thiền định, một đệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Vấn đề được bẩm báo lên Bankei, với yêu cầu là người đệ tử ăn cắp bị đuổi. Bankei lờ vụ này. Sau đó đệ tử này lại bị bắt gặp ăn cắp như vậy, và một lần nữa Bankei lờ vấn đề. Chuyện này làm các đệ tử khác tức giận; họ viết một thỉnh nguyện thư yêu cầu kẻ cắp bị đuổi, nói rằng nếu không thì họ sẽ rời bỏ. Sau khi đọc lá thơ, Bankei gọi mọi người đến. “Các anh em rất thông thái,” thiền sư nói với họ. “Anh em biết cái gì đúng và cái gì không đúng. Anh em có thể theo học nơi khác nếu muốn, nhưng người anh em khốn khó này chẳng biết đúng sai. Ai sẽ dạy anh ta nếu tôi không dạy? Tôi sẽ giữ anh ta lại đây dù là tất cả các anh em rời bỏ.” Một suối lệ chảy dàn dụa trên mặt người đệ tử ăn cắp. Tất cả mọi ham muốn trộm cắp đã tan biến. . Bình: • Thường thì những người tự cho mình là đạo đức, hay ít nhất là mình không xấu, thì thường tìm cách lánh xa và xua đuổi ...

Kẻ cướp thành môn đệ

Hình ảnh
Một buổi tối khi Shichiri Kojun đang tụng kinh, một tên cướp cầm một thanh gươm bén vào nhà, đòi tiền, nếu không thì chết. Shichiri bảo tên cướp: “Đừng làm rộn tôi. Anh có thể tìm tiền trong hộc tủ đó.” Rồi thiền sư tiếp tục tụng kinh. Một lúc sau thiền sư ngừng và gọi: “Đừng lấy hết tiền. Tôi cần một ít để đóng thuế ngày mai.” Kẻ gian lấy gần hết số tiền và sửa soạn ra về. “Cám ơn khi nhận được quà,” Shichiri nói thêm. Chàng cướp cám ơn thiền sư rồi đi mất. Vài ngày sau chàng cướp bị bắt và thú tội, ngoài các tội khác, còn có tội với Shichiri. Khi được gọi ra làm chứng, Schichiri nói: “Anh này chẳng phải là trộm cướp, ít ra là đối với tôi. Tôi cho anh ta tiền và anh ta cám ơn tôi về việc đó.” Sau khi mãn hạn tù, anh chàng này đến gặp Shichiri và thành đệ tử của Thiền sư. . Bình: • Từ bi hoán cải. • Nhưng, Shichiri đối xử từ bi với một tên cướp, hay Shichiri chỉ đối xử bình thường với một người trong nhà—Schichiri xem tên cướp, và tất cả mọi người khác trong thiên hạ, như là người nhà ...

Thiền trong đời gã ăn mày

Hình ảnh
Tosui là một Thiền sư nổi tiếng vào thời của ngài. Tosui đã trụ trì vài chùa và dạy ở nhiều tỉnh. Chùa cuối cùng Tosui viếng thăm thu hút nhiều môn sinh đến nỗi Tosui nói với họ là ngài sẽ bỏ việc giảng dạy vĩnh viễn. Tosui khuyên họ ra về và đi đâu tùy ý. Sau đó chẳng còn ai biết tông tích ngài ở đâu. Ba năm sau một đệ tử của Tosui khám phá ra ngài đang sống với vài người hành khất dưới một gầm cầu ở Tokyo. Người đệ tử lập tức nài nĩ Tosui dạy mình. “Nếu cậu có thể làm như tôi làm, dù chỉ đôi ba ngày, thì tôi có thể dạy,” Tosui trả lời. Vậy người đệ tử mặc áo quần như hành khất và theo Tosui cả ngày. Đến đêm một người trong đám ăn mày chết. Tosui và người đệ tử khiêng xác nửa đêm và chôn xác trên sườn núi. Rồi họ trở về lại chỗ ở dưới gầm cầu. Tosui ngủ ngon lành, nhưng người đệ tử không ngủ được. Đến sáng Tosui nói: “Chúng ta không phải đi xin đồ ăn hôm nay. Ông bạn vừa chết của mình đã để lại ít thức ăn đằng kia.” Nhưng người đệ tử chẳng ăn nổi miếng nào. “Tôi đã nói là cậu không là...

Câu trả lời của người chết

Hình ảnh
Khi Mamiya, sau này là một giảng sư nổi tiếng, đến gặp thầy để nhận giáo huấn riêng, Mamiya được giao công án giải thích tiếng vỗ của một bàn tay. Mamiya tập trung suy nghĩ vào điều gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay. “Con không tập luyện chuyên cần đủ,” thầy bảo Mamiya. “Con cứ bị vướng mắc vào thức ăn, tài sản, và cái tiếng đó . Con chết đi còn hơn. Như vậy sẽ giải quyết được vấn đề.” Lần kế tiếp Mamiya vào gặp thầy và lại bị hỏi chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay. Mamiya tức thì ngã lăn ra như là chết rồi. “Đúng là con chết rồi,” thầy quan sát. “Nhưng vể tiếng vỗ đó thì sao?” “Con vẫn chưa giải được,” Mamiya trả lời, ngước nhìn lên . “Người chết không nói,” thầy bảo. “Đi ra!” . Bình: • Đây là vướng mắc đầu tiên của Mamiya: “Mamiya tập trung suy nghĩ vào điều gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay.” Như chúng ta đã thấy trong bài  Tiếng vỗ của một bàn tay , mục đích của công án không phải là để tìm câu trả lời, mà là “để chận tâm trí không đi lang thang”. Cuối cùng là có đượ...

Thiền của Joshu

Hình ảnh
Joshu bắt đầu học Thiền lúc 60 tuổi và tiếp tục cho đến 80, lúc ngài đạt Thiền. Joshu dạy Thiền từ năm 80 cho đến 120 tuổi. Một ngày nọ môt đệ tử hỏi Joshu: “Nếu con không có gì trong tâm hết, con phải làm gì?” Joshu trả lời: “Ném nó ra.” “Nhưng con không có gì hết, làm sao mà ném ra được?” người đệ tử hỏi tiếp. “Vậy thì,” Joshu nói, “khiêng nó ra.” . Bình: • “Không có gì trong tâm” sao lại hỏi? Có nguyên một câu hỏi nặng vậy mà nói là không có sao được! Lần thứ nhất thầy bảo ném nó ra ngoài. Nhưng lại hỏi tiếp, thầy biết là câu hỏi này nặng quá, không ném được, phải khiêng ra ngoài. • Tâm Thiền là tâm rỗng lặng, chẳng có gì trong đó hết–Vô tâm (no-mind). • Joshu là tên Nhật của thiền sư Trung Quốc tên Triệu Châu, mà chúng ta đã nói đến qua công án Con Chó Của Triệu Châu trong bài  Dạy kiểu hà tiện (Trần Đình Hoành dịch và bình)

Trong cõi mộng

Hình ảnh
“Thầy của chúng tôi thường ngủ trưa,” một học trò của Soyen Shaku kể lại. “Đám con nit tụi tôi hỏi tại sao thầy ngủ trưa và thầy nói: ‘Thầy vào cõi mộng để gặp các bậc thánh hiền như Khổng Tử làm.’ Khi Khổng Tử ngủ, ngài mơ đến các thánh nhân xa xưa và sau đó kể lại cho học trò. Ngày nọ trời rất nóng cho nên vài đứa chúng tôi ngủ trưa. Thầy mắng tụi tôi. ‘Tụi con đến cõi mộng để gặp các thánh nhân xa xưa như Khổng Tử làm,’ chúng tôi giải thích. ‘Vậy các thánh nhân nói gì?’ Thầy tra vấn. Một đứa trong bọn chúng tôi trả lời: ‘Tụi con đến cõi mộng và gặp các thánh nhân và hỏi họ có phải thầy của chúng con đến đây mỗi trưa, nhưng họ nói là họ chẳng bao giờ thấy ai như vậy cả.’” . Bình: • Soyen Shaku là thiền sư đầu tiên quảng bá Thiền tại Mỹ, mà chúng ta đã nói đến trong bài  Quả Tim Tôi Cháy Như Lửa . • “Cõi mộng” là “cõi chủ quan” ở trong đầu mình. Mình nói thế nào—dù là nói thật hay nói dối—thì cũng chỉ có mình biết điều mình nói; mọi người khác nghe thì nghe vậy, nhưng chẳng cách ...

Ngủ ngày

Hình ảnh
Thiền sư Soyen Shaku qua đời năm sáu mươi mốt tuổi. Làm tròn sự nghiệp đời mình, thiền sư để lại một giáo huấn phong phú hơn hẳn giáo huấn của nhiều thiền sư khác. Học trò của thiền sư thường ngủ ngày giữa mùa hè, và dù là thiền sư bỏ qua việc này, thiền sư vẫn không bao giờ phí phạm một giây phút. Ngủ trưa ở Nhật Khi mới 12 tuổi, Soyen đã học triết lý thiền Thiên Thai. Vào một ngày hè, trời nóng bức đến nỗi cậu bé Soyen duỗi thẳng chân và ngủ trong khi thầy mình ra ngoài. Ba tiếng đồng hồ trôi qua, cậu bé Soyen bỗng nhiên tỉnh giấc, nghe thầy đang bước vào, nhưng trễ quá rồi. Cậu đang nằm dài ra đó, chắn ngang cửa. “Thầy xin lỗi, thầy xin lỗi,” thầy của Soyen thì thầm, bước rón rén qua người Soyen, như thể Soyen là một người khách quý. Kể từ đó, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa. . Bình: • Ngủ trưa là thói quen tại các xứ nóng. Buổi trưa, nhất là trưa hè, trời oi bức đến nỗi mọi người mọi vật đều thấy mệt mỏi và cần nghỉ. Ở Tây Ban Nha (Spain) và các nước có ảnh hưởng Tây Ban Nha ở Nam...

Sự nghiệp của Gisho

Hình ảnh
Gisho được truyền giới ni cô khi cô chỉ mới 10 tuổi. Cô được huấn luyện cũng như các sư nam. Khi cô được 16 tuổi, cô đi khắp nơi tim học với mọi thiền sư. Cô học với Unzan ba năm, sáu năm với Gukei, nhưng không nắm được trí tuệ sáng suốt. Cuối cùng cô đến với thiền sư Inzan. Inzan chẳng đối xử với cô khác với các thiền sinh nam tí nào. Thiền sư la mắng cô như sấm động. Ông trói buộc ni cô đủ cách để đánh thức bản chất bên trong của ni cô. Gisho học với thiền sư Inzan mười ba năm, rồi ni cô tìm được cái cô đang tìm. Để ca ngợi ni cô, Inzan làm một bài thơ: Ni cô này học mười ba năm với tôi Chiều tối cô quán chiếu công án thâm sâu Sáng ra lại vùi đầu vào công án khác Ni cô Hoa Tetsuma đã hơn tất cả, trừ Gisho. Và kể từ Mujaku chẳng ai thật như Gisho! Nhưng vẫn còn nhiều cửa cô phải đi qua Cô còn phải chịu nhiều đấm từ bàn tay sắt của tôi Sau khi Gisho đã giác ngộ, ni cô đến tỉnh Banshu, lập thiền viện và dạy hai trăm ni cô khác cho đến khi cô qua đời vào tháng 8 năm nọ. Bình: • Inzan đối...

Ấn hành kinh sách

Hình ảnh
Tetsugen, một người sùng mộ Thiền ở Nhật, quyết định sẽ ấn hành kinh sách, vào thời kinh sách chỉ có bằng tiếng Hán. Sách phải in với những khối khắc gỗ, bảy ngàn bản in một lần, tốn rất nhiều công sức. Tetsugen bắt đầu đi khắp nơi và quyên góp tiền bạc. Vài người ủng hộ cho vài trăm đồng vàng, nhưng thường thì Tetsugen chỉ nhận được vài xu lẻ. Ông cám ơn mỗi người bố thí với lòng tri ân như nhau. Sau mười năm Tetsugen đã có đủ tiền để bắt đầu in. Nhưng vào lúc đó Sông Uji gây lụt lội. Nạn đói theo sau. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp cho sách để giúp mọi người khỏi chết đói. Rồi ông lại bắt đầu quyên góp tiền. Bảy năm sau một trận dịch lan khắp nước. Tetsugen lại dùng tiền quyên góp, để giúp mọi người. Ông lại quyên góp tiền lần thứ ba, và sau 20 năm ước mơ của ông thành hiện thực. Những khối gỗ khắc in những bản kinh đầu tiên ngày nay còn trưng bày trong tu viện Obaku ở Kyoto. Người Nhật dạy con cái họ là Tetsugen in ba bộ kinh, và hai bộ đầu vô hình vượt trội hơn cả bộ cuối cùng. ...

Mưa hoa

Hình ảnh
Tu-bồ-đề là đệ tử của Phật Thích Ca. Sư có thể hiểu được uy lực của Không, quan điểm rằng không có gì hiện hữu ngoại trừ trong liên hệ chủ quan và khách quan của nó. Ngày nọ Tu-bồ-đề đang ngồi dưới gốc cây, trong trạng thái hoàn toàn của Không, hoa bắt đầu rơi quanh ông. “Chúng tôi ca ngợi ngài về đàm luận của ngài về Không,” các vị Phạm thiên thì thầm với ông. “Nhưng tôi đâu có đàm luận gì về Không,” Tu-bồ-đề nói. “Ngài đã chẳng đàm luận gì về Không, chúng tôi đã chẳng nghe gì về Không,” các Phạm thiên trả lời. “Đó chính là Không.” Và hoa rơi trên Tu-bồ-đề như mưa. Bình: • Cảnh “mãn thiên hoa vũ” (mưa hoa đầy trời) nầy thường xảy ra trong kinh Phật, thông thường là khi Phật Thích Ca hay một vị Bồ Tát nào đó dạy một “pháp” lớn. • Phạm thiên, lấy từ chữ Brahman trong Ấn giáo, là vua của một cõi trời. • “Quan điểm rằng không có gì hiện hữu ngoại trừ trong liên hệ giữa chủ quan và khách quan của nó” tức là: - Chẳng có điều gì hiện hữu một cách cố định. - Mọi điều ta thấy đều phù du như ...

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI XEM

Thiền chính là cuộc sống

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách