Kẻ cướp thành môn đệ
Một buổi tối khi Shichiri Kojun đang tụng kinh, một tên cướp cầm một thanh gươm bén vào nhà, đòi tiền, nếu không thì chết.
Shichiri bảo tên cướp: “Đừng làm rộn tôi. Anh có thể tìm tiền trong hộc tủ đó.” Rồi thiền sư tiếp tục tụng kinh.
Một lúc sau thiền sư ngừng và gọi: “Đừng lấy hết tiền. Tôi cần một ít để đóng thuế ngày mai.”
Một lúc sau thiền sư ngừng và gọi: “Đừng lấy hết tiền. Tôi cần một ít để đóng thuế ngày mai.”
Kẻ gian lấy gần hết số tiền và sửa soạn ra về. “Cám ơn khi nhận được quà,” Shichiri nói thêm. Chàng cướp cám ơn thiền sư rồi đi mất.
Vài ngày sau chàng cướp bị bắt và thú tội, ngoài các tội khác, còn có tội với Shichiri. Khi được gọi ra làm chứng, Schichiri nói: “Anh này chẳng phải là trộm cướp, ít ra là đối với tôi. Tôi cho anh ta tiền và anh ta cám ơn tôi về việc đó.”
Sau khi mãn hạn tù, anh chàng này đến gặp Shichiri và thành đệ tử của Thiền sư.
.
.
Bình:
• Từ bi hoán cải.
• Nhưng, Shichiri đối xử từ bi với một tên cướp, hay Shichiri chỉ đối xử bình thường với một người trong nhà—Schichiri xem tên cướp, và tất cả mọi người khác trong thiên hạ, như là người nhà của mình?
Để trả lời, xin đọc lại lời đối thoại.
• Tiếng Anh, “thief” nên dịch là “kẻ trộm”. Tuy nhiên, trong truyện có nói cầm gươm dọa, thì phải là “cướp” (robber) mới đúng.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Nhận xét
Đăng nhận xét