Câu trả lời của người chết
Khi Mamiya, sau này là một giảng sư nổi tiếng, đến gặp thầy để nhận giáo huấn riêng, Mamiya được giao công án giải thích tiếng vỗ của một bàn tay.
Mamiya tập trung suy nghĩ vào điều gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay. “Con không tập luyện chuyên cần đủ,” thầy bảo Mamiya. “Con cứ bị vướng mắc vào thức ăn, tài sản, và cái tiếng đó . Con chết đi còn hơn. Như vậy sẽ giải quyết được vấn đề.”
Lần kế tiếp Mamiya vào gặp thầy và lại bị hỏi chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay. Mamiya tức thì ngã lăn ra như là chết rồi.
Lần kế tiếp Mamiya vào gặp thầy và lại bị hỏi chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay. Mamiya tức thì ngã lăn ra như là chết rồi.
“Đúng là con chết rồi,” thầy quan sát. “Nhưng vể tiếng vỗ đó thì sao?”
“Con vẫn chưa giải được,” Mamiya trả lời, ngước nhìn lên .
“Người chết không nói,” thầy bảo. “Đi ra!”
.
.
Bình:
• Đây là vướng mắc đầu tiên của Mamiya: “Mamiya tập trung suy nghĩ vào điều gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay.”
Như chúng ta đã thấy trong bài Tiếng vỗ của một bàn tay, mục đích của công án không phải là để tìm câu trả lời, mà là “để chận tâm trí không đi lang thang”. Cuối cùng là có được tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng, hoàn toàn trống không, “vô tâm”. Nếu tâm trí ta cứ vướng mắc với câu hỏi “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?”, thì tâm trí không bao giờ tĩnh lặng được.
• Vì vậy cho nên thầy nói: “Con cứ bị vướng mắc vào … cái tiếng đó.”
• Thầy còn nói vướng mắc vào “thức ăn và tài sản.” Đây là thầy muốn nhắc khéo là cả ba thứ vướng mắc đều như nhau. Con mà còn vướng mắc vào “cái tiếng đó” và vẫn còn tìm lời giải “cái tiếng đó là gì?”, thì con vẫn còn vướng mắc y như là người ham ăn và người ham của cải.
• Thầy còn hướng dẫn xa hơn: “Con chết đi còn hơn.” “Chết” tức là không suy nghĩ nữa, không có câu hỏi trong đầu nữa. Nhưng trò vẫn không hiểu được.
Thầy phải nhắc khéo thêm lần nữa: “Người chết không nói”—tức là, không có câu hỏi, không có câu trả lời.
• Tâm tĩnh lặng, tâm không, vô tâm là đích điểm cuối cùng. Khi đạt được đích đó thì tâm hoàn toàn rỗng lặng, không có câu hỏi và không có câu trả lời.
Nếu nói theo kiểu Tanzan, thiền sư ẳm cô gái qua vũng bùn, thì: “Ủa, câu hỏi đó con đã để nó lại lúc thầy hỏi con hai tháng trước rồi, sao thầy lại con mang nó theo tới bây giờ?”
• Chú ý: Các thiền sư không nói nhiều. Chữ nào trong câu nói của các vị cũng quan trọng.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Nhận xét
Đăng nhận xét