Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2013

Cái quí giá nhất trên thế giới

Sozan, một thiền sư Trung quốc, được một người học trò hỏi: “Cái gì qu‎í giá nhất trên thế giới?” Thiền sư trả lời: “Đầu của con mèo chết.” “Tại sao đầu của con mèo chết là cái quí giá nhất trên thế giới?” người học trò thắc mắc. Sozen trả lời: “Bởi vì chẳng ai có thể định giá nó được.” Bình • Thiền sư Sozan là Sozan Honjaku, tức Tào Sơn Bản Tịch, người đã cùng thầy là Động Sơn Lương Giới lập ra dòng thiền Tào Động tại Trung quốc vào thế kỷ thứ 9. “Tào Động” là ghép hai họ của hai vị tổ sư này. Vào thế kỷ 13, thiền sư Nhật là Đạo Nguyên Hi Huyền (dōgen kigen) đưa tông này qua Nhật và Tào Động trở thành môn phái Thiền quan trọng, ngày nay vẫn còn. Thiền Tào Động khác với thiền Lâm Tế (Nhật) ở chỗ Tào Động chú trọng đến thiền chỉ, chỉ an nhiên tọa thiền là đủ. Lâm Tế chú trọng đến thiền quán, nhất là quán công án. • Đầu mèo chết chẳng có giá trị gì hết. Người ta ăn đủ loại đầu—đầu heo, đầu bò, đầu cá, đầu gà…—nhưng làm thịt mèo thì vất đầu mèo. Nếu “cái quí giá nhất thế giới” (đầu mèo ch...

Ăn tội

Hình ảnh
Ngày nọ có trục trặc gì đó mà việc nấu ăn tối cho thiền sư Tào Động Fugai và các đệ tử bị trễ. Người đầu bếp hấp tấp cầm lưỡi hái chạy ra vườn cắt một mớ rau, băm nhỏ, rồi nấu canh, không biết là vì vội vàng mà anh ta đã băm luôn một phần của con rắn bị cắt trong vườn. Các đệ tử của Fugai nghĩ là họ chưa bao giờ được ăn canh ngon như vậy. Nhưng khi thiền sư thấy một đầu rắn trong chén của mình, thiền sư gọi đầu bếp lên. “Cái gì đây?” giơ cao đầu rắn. “Ồ, dạ, cám ơn thầy,” người đầu bếp trả lời, lấy đầu rắn và ăn nó rất nhanh. . Bình: • Tu sĩ phải ăn chay, không được ăn thịt. Mọi người đã bị phá giới ăn canh rắn. Nhưng họ không biết. Không biết thì không tội. Anh đầu bếp, lấy đầu rắn từ thầy và nuốt lẹ, tức là cố tình phá giới, phạm tội với giáo pháp, ngay trước mắt thầy, không chối cãi được. Và dòng Tào Động rất gắt gao về giới luật. Nhưng anh ta làm thế để giúp cho tất cả mọi người khác tiếp tục không biết là họ đã bị phá giới và ăn thịt rắn, không có cảm tưởng có tội trong lòng. • Tâ...

Một nốt Thiền

Hình ảnh
Sau khi Kakua viếng thăm Thiên hoàng, thiền sư biến mất và chẳng ai biết được tông tích. Kakua là người Nhật đầu tiên học Thiền ở  Trung quốc, nhưng vì thiền sư chẳng tỏ lộ một tí gì, ngoại trừ một nốt nhạc, người ta không hề nhớ đến thiền sư như là người đã mang Thiền vào nước Nhật. Kakua viếng thăm Trung quốc và học được giáo pháp chân thật. Thiền sư không đi xa nhiều khi ở Trung quốc. Thiền sư sống trong một góc núi hẻo lánh, thiền định thường xuyên. Khi nào có người tìm thấy thiền sư và xin thiền sư dạy, thiền sư nói vài chữ, rồi di chuyển đến một góc núi khác nơi người ta khó tìm thấy hơn. Khi Kakua trở về Nhật, Thiên hoàng nghe về thiền sư và hỏi thiền sư giảng Thiền để soi sáng cho Thiên hoàng và quần thần. Kakua đứng tĩnh lặng trước Thiên hoàng. Rồi thiền sư lấy một ống sáo từ trong vạt áo, và thổi một nốt ngắn. Cúi chào lễ độ, thiền sư đi mất. . Bình: • Một tiếng sáo ngắn vang lên từ trong tĩnh lặng, rồi biết mất vào tĩnh lặng. Một thoáng phù du đến từ Không, rồi biến mất ...

Con làm gì vậy! Thầy nói gì vậy!

Hình ảnh
Thời tân tiến này có rất nhiều lảm nhảm vô nghĩa về thầy và trò, và việc trò thừa kế giáo pháp của thầy, cho thầy quyền chuyển giáo pháp đến đệ tử tin cẩn. Dĩ nhiên là Thiền nên được chuyển tay cách này, từ tâm đến tâm, và khi xưa xảy ra như thế. Im lặng và khiêm tốn trị vì, thay vì chuyên nghiệp và đòi hỏi. Người tiếp nhận giáo pháp cách đó dấu chuyện đó trong lòng đôi khi cả 20 năm. Cho đến khi có một người khác, do chính nhu cầu của anh ta, khám phá ra là có một sư phụ ngay bên cạnh mình, lúc đó việc giáo pháp đã được thừa kế mới có người biết, và ngay cả những lúc đó, câu chuyện xảy ra một cách tự nhiên và giáo pháp toàn quyền tự định đường đi của nó. Không bao giờ một người thầy tuyên bố “Tôi là truyền nhân của vị-này-vị-nọ.” Những tuyên bố như vậy chính là bằng chứng ngược lại. Thiền sư Mu-nan chỉ có một truyền nhân. Tên của anh ta là Shoju. Sau khi Shoju đã hoàn tất Thiền học, Mu-nan gọi Shoju vào phòng. “Thầy già rồi,” Mu-nan nói, “và theo thầy biết, Shoju, con là người duy nhấ...

Bầy con của Thiên hoàng

Hình ảnh
Yamaoka Tesshu là thầy của Thiên hoàng. Yamaoka còn là một kiếm sư và là một thiền sư thâm hậu. Nhà của thiền sư là nơi ở của những người lang thang. Thiền sư chỉ có một bộ đồ, vì những người này làm thiền sư nghèo mãi. Thiên hoàng, thấy áo thiền sư đã sờn rách quá, cho thiền sư tiền để mua áo mới. Lần tới thiền sư đến, ông lại mang cái áo cũ. “Vậy bộ áo mới đâu rồi, Yamaoka?” Thiên hoàng hỏi. “Tôi mua áo quần cho đám con của bệ hạ rồi,” Yamaoka giải thích. . Bình: • Tất cả thần dân trong nước đều được xem là con cái của Thiên hoàng. • Thiền sư nghèo vì nuôi người nghèo là chuyện thường. Chuyện thú vị ở đây là Yamaoka là gạch nối thường trực giữa người cao nhất nước và những người nghèo nhất nước, một gạch nối rất chắc—sống với người nghèo hàng ngày, và dạy vua thường xuyên. Thế gian có bao nhiêu người làm được gạch nối đó? • Và thế gian có bao nhiêu vua, bao nhiêu lãnh đạo, thông thái đủ để giữ được một gạch nối như vậy với mình? (Trần Đình Hoành dịch và bình)

Trừ ma

Hình ảnh
Một người vợ trẻ bị bệnh và gần chết. “Em yêu anh quá,” nàng nói với chồng, “Em không muốn rời anh. Đừng bỏ em mà theo một người đàn bà nào khác. Nếu anh theo người khác, em sẽ làm ma trở về và hành anh mãi.” Sau đó không lâu người vợ qua đời. Anh chồng giữ lời ước cuối cùng của vợ được 3 tháng đầu, nhưng anh gặp một người phụ nữ khác và yêu cô. Họ đính hôn để chuẩn bị kết hôn. Ngay sau khi đính hôn một con ma hiện ra hàng đêm với anh chồng, phàn nàn là anh không giữ lời hứa. Con ma này lại rất tinh khôn. Nàng ta biết nói cho anh chồng biết chuyện gì đã xảy ra giữa anh chồng và cô người yêu mới. Khi nào anh ta cho hôn thê một món quà, con ma cũng tả được từng chi tiết của món quà. Con ma còn lập lại các cuộc nói chuyện, và việc này làm anh chồng bức xúc đến nỗi không ngủ được. Có người khuyên anh kể sự việc cho một thiền sư ở gần làng. Cuối cùng, tuyệt vọng quá, anh chàng tội nghiệp này đành đến gặp thiền sư nhờ giúp đở. “Bà vợ cũ của anh thành ma và biết mọi chuyện anh biết,” thiền sư...

Mồ hôi của Kasan

Hình ảnh
Kasan được mời chủ trì tang lễ cho một vị lãnh chúa đầu tỉnh. Kasan chưa bao giờ gặp giới lãnh chúa và quí tộc trước đó, nên thiền sư rất hồi hộp. Khi buổi lễ bắt đầu, Kasan đổ mồ hôi. Sau đó, khi đã về, Kasan họp các đệ tử lại. Kasan thú thật là chưa đủ khả năng làm thầy bởi vì thiền sư đã không thể có được cùng một thái độ trong thế giới danh vọng cũng như trong một ngôi chùa hẻo lánh. Rồi Kasan từ chức và thành học trò của một thiền sư khác. Tám năm sau, đã giác ngộ, Kasan trở về với các đệ tử cũ. . Bình: • Muốn biết nội lực mình đến đâu thì cũng không khó, nếu mình để ‎ý đến chính mình một tí, và thành thật với chính mình. Các hiện tượng đến với mình ngoài ‎ý muốn, ngoài ‎ý thức, mình không cản được, và khi nó đã đến mình cũng không hóa giải sớm được… đó là các dấu hiệu nội lực mình còn yếu. Trong bài này thì hồi hộp đổ mồ hôi, thông thường nhất là nỗi giận, hờn giận, chua chát, ghen tương, buồn bực… hoặc quá vui sướng đến mức nhảy cởn lên, hay đến mức ăn nói kiêu căng… hoặc nói dố...

Sát sinh

Hình ảnh
Một ngày nọ Gasan giảng cho các đệ tử: “Những người khuyên không sát sinh và muốn tha mạng cho mọi sinh linh đều đúng. Bảo vệ ngay cả thú vật và côn trùng là điều thiện.  Nhưng những người giết thời gian thì sao, hay những người hủy hoại tài sản, và những người phá hoại nền kinh tế chính trị? Chúng ta không bỏ qua được. Hơn nữa, người thuyết giảng mà không giác ngộ thì sao? Hắn đang giết Phật pháp.” . Bình: Đây là tránh nhiệm của người Phật tử trước những vấn đề liên hệ đến xã hội mình đang sống. Đây là câu trả lời rõ ràng nhất cho những người nghĩ rằng phật pháp chỉ là để cho các bà già ngồi gõ mõ tụng kinh trong nhà, và không quan tâm gì đến mọi bất công phá hoại đang xảy ra trong xã hội của ta, và những người nghèo khổ yếu đuối và cô thế quanh ta. Kinh Pháp Cú , đoạn 183, tóm tắt lời tất cả chư Phật đều dạy: “Không làm điều ác, làm điều lành, và giữ tâm thanh tịnh.” Không làm các điều ác là không nhúng tay vào áp bức, bất công, tham nhũng, phá hoại Phật pháp. Nhưng thấy áp bức, ...

Trong bàn tay định mệnh

Hình ảnh
Một Hiệp Sĩ Đạo thượng thừa tên Nobunaga quyết định tấn công quân địch dù quân số của ông chỉ bằng một phần mười số quân bên địch. Ông biết rằng ông sẽ thắng, nhưng quân của ông thì rất nghi ngại. Trên đường đi ông ghé vào một đền thờ Thần đạo và nói với lính của của ông: “Sau khi ta viếng đền ta sẽ thẩy đồng bạc cắc. Nếu là đầu, chúng ta sẽ thắng; nếu là đuôi, chúng ta thua. Định mệnh nắm chúng ta trong tay ngài.” Nobunaga vào đền thờ và cầu nguyện thầm lặng. Rồi ông bước ra và thẩy đồng bạc. Đầu hiện ra. Lính của ông hăng chiến đấu đến mức họ thắng trận chiến thật dễ dàng. “Không ai có thể thay đổi bàn tay định mệnh,” người hầu cận của Nobunaga nói với ông sau cuộc chiến. “Đúng vậy, không ai có thể,” Nobunhaga nói, cho anh hầu cận thấy đồng bạc cắc với cả hai mặt đều là “đầu”. . Bình: • Tất cả các hình thức lễ bài thần thánh chung qui cũng chỉ là các hiện tượng tâm lý cho con người. Định mệnh của ta nằm trong ý chí của ta, dù ta biết điều đó hay không. Kinh Pháp Cú  mở đầu: “Tâm ...

Gudo và Thiên hoàng

Hình ảnh
Thiên hoàng Goyozei học Thiền với Gudo. Thiên hoàng hỏi: “Trong Thiền, tâm này là Phật. Phải không? Thiên hoàng Go-Yōzei Gudo trả lời: “Nếu bần tăng nói ‘đúng’, hoàng thượng sẽ nghĩ là hoàng thượng hiểu trong khi không hiểu. Nếu bần tăng nói ‘sai’, bần tăng có thể nói ngược lại với điều hoàng thượng đã hiểu rất rõ.” Một hôm khác Thiên hoàng hỏi Gudo:: “Người giác ngộ đi đâu khi chết?” Gudo trả lời: “Bần tăng không biết.” “Tại sao thầy không biết?” Thiên hoàng hỏi. “Tại vì bần tăng chưa chết,” Gudo trả lời. Thiên hoàng ngại hỏi thêm về những điều mà trí óc Thiên hoàng không hiểu nổi. Nên Gudo vỗ tay xuống sàn như là để đánh thức Thiên hoàng, và Thiên hoàng giác ngộ! Sau khi giác ngộ Thiên hoàng càng tôn trọng Thiền và sư già Gudo hơn trước, ngay cả cho phép Gudo đội mũ trong cung trong mùa đông. Khi Gudo quá 80 tuổi, thiền sư thường ngủ gục trong khi giảng bài, và Thiên hoàng chỉ lặng lẽ lui sang phòng khác để người thầy yêu quý hưởng được giấc nghỉ cơ thể già lão của thầy đòi hỏi. . Bì...

Đường hầm

Hình ảnh
Zenkai, con trai của một người hiệp sĩ đạo, đến Edo và được nhận vào làm hầu cận cho một quan chức lớn. Zenkai yêu vợ viên quan này và bị khám phá. Để tự bảo vệ, Zenkai giết viên quan. Rồi bỏ trốn cùng với vợ ông ta. Cả hai sau đó trở thành ăn trộm. Nhưng người đàn bà quá tham lam đến nỗi Zenkai dần dần ghê tởm bà ta. Cuối cùng, Zenkai rời bà ta và đi thật xa, đến thành phố Buzen, nơi Zenkai trở thành một vị sư khất thực. Để chuộc lại tội lỗi quá khứ, Zenkai quyết định làm một việc thiện nào đó trong đời. Biết có một con đường nguy hiểm băng qua đỉnh núi làm nhiều người chết và mang thương tật, Zenkai quyết định đào một đường hầm xuyên núi tại đó. Ban ngày khất thực, ban đêm Zenkai đào đường hầm. Sau 30 năm, đường hầm dài 2280 feet (695 m), cao 20 feet (6,1m), và rộng 30 feet (9,15m). Hai năm trước ngày hoàn thành, người con trai của vị quan Zenkai đã giết, nay là một kiếm sĩ tài giỏi, tìm ra được Zenkai và đến để giết thiền sư trả thù cha. “Tôi sẽ tình nguyện trao mạng cho cậu,” Zenka...

Chiến binh của nhân loại

Hình ảnh
Có lần một sư đoàn quân đội Nhật tập trận, và một số sĩ quân thấy cần phải lập bộ chỉ huy trong thiền viện của Gasan. Gasan Jôseki (1276-1366) Gasan bảo đầu bếp: “Cho các sĩ quan các món đơn giản như chúng ta ăn.” Các sĩ quan tức giận, bởi vì họ quen được ưu đãi. Một sĩ quan đến gặp Gasan và nói: “Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi la chiến binh, hy sinh mạng sống cho tổ quốc. Tại sao ông không đối xử với chúng tôi tương xứng?” Gasan trả lời cứng rắn: “Anh nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là chiến binh của nhân loại, nhắm vào cứu vớt tất cả mọi sinh linh.” . Bình: • Gasan Jôseki (1276-1366) là một thiền sư quan trọng của dòng thiền Tào Động (Soto). Gasan đầu tiên học Thiên Thai Tông, nhưng sau khi gặp thiền sư Tào Động Keizan ở Kyoto, Gasan theo làm đệ tử của Keizan. Tuy nhiên Keizan có gởi Gasan đến học với các thiền sư khác, đặc biệt là thiền sư Lâm Tế Kyôô Unryô, trước khi truyền chức cho Gasan. Về sau Gasan là sư trụ trì thứ hai của chùa Sôjiji, trong 40 năm, và sau đó là sư trụ tr...

Bắt ông Phật đá

Hình ảnh
Một thương gia mang 50 cuộn bông gòn trên vai, ngừng để tránh nắng dưới mái một căn chòi trong đó đứng một tượng Phật lớn bằng đá. Rồi anh ta ngủ thiếp đi, và khi anh tỉnh dậy hàng hóa của anh đã biến mất. Anh lập tức trình báo với cảnh sát. Một quan tòa tên O-oka mở cuộc điều tra. “Chắc ông Phật đá này ăn trộm,” quan tòa kết luận. “Ông ta lẽ ra là phải lo lắng cho mọi người, nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ. Bắt hắn.” Cảnh sát bắt tượng Phật đá và khiêng tượng về tòa. Một đám đông ồn ào chạy theo tượng, tò mò muốn biết quan tòa sẽ ra hình phạt thế nào. Khi O-oka ra ngồi ghế xử, ông mắng đám đông ồn áo. “Quí vị có quyền gì mà ra trước tòa cười giỡn thế này? Quí vị khinh thường tòa án và đáng bị phạt vạ và phạt tù.” Mọi người lật đật xin lỗi. “Tôi sẽ phải phạt tiền quí vị,” quan tòa nói, “nhưng tôi sẽ bỏ qua nếu mỗi người mang đến cho tòa một cuộn bông gòn trong vòng ba ngày. Người nào không làm sẽ bị bắt.” Một trong những cuộn bông mọi người nộp được người thương gia nhận ra ngay là cu...

Cửa thiên đàng

Hình ảnh
Một chiến binh tên Nobushige đến gặp Hakuin, và hỏi: “Có thiên đàng và địa ngục không?” “Anh là ai?” Hakuin hỏi. “Tôi là một hiệp sĩ đạo,” người chiến binh trả lời. “Anh, chiến sĩ!” Hakuin kêu lên. “Vua chúa nào dùng anh làm cận vệ? Mặt anh nhìn như mặt ăn mày.” Nobushige quá giận và bắt đầu rút kiếm ra, nhưng Hakuin tiếp tục: “Anh cũng có kiếm nữa! Kiếm của anh chắc là quá cùn để chặt đầu tôi.” Trong khi Noshibughe rút kiếm Hakuin nói: “Đây cửa địa ngục đang mở.” Nghe những lời này, chàng hiệp sĩ đạo nhận ra kỹ luật của thiền sư, bỏ kiếm lại vào bao và gập người chào. “Đây cửa thiên đàng đang mở,” Hakuin nói. . Bình: • Hakuin là thiền sư  Vậy À  của tông Lâm Tế mà ta đã nhắc đến trước đây. • Trong đa số truyền thống tâm linh và triết lý, thiên đàng và hỏa ngục ở trong tâm ta. Nhưng đa số tín đồ lại cứ nghĩ đó là hai nơi đâu đó ở một thế giới bên ngoài. Cho nên khi họ đang ở trong địa ngục họ không biết họ đang ở trong địa ngục. Và họ tốn phí cả đời chạy đuổi theo một ảo ảnh c...

Đường thật

Hình ảnh
Trước khi Ninakawa qua đời thiền sư Ikkyu đến thăm ông. “Tôi dẫn độ cho anh nhé?” Ikkyu hỏi. Ninikawa trả lời: “Tôi đến đây một mình và tôi đi một mình. Thiền sư giúp tôi được gì?” Ikkyu nói: “Nếu anh nghĩ là anh thật có đến và đi, đó là ảo tưởng của anh. Để tôi chỉ cho anh con đường trên đó chẳng có đến, chẳng có đi.” Với các lời giảng, Ikkyu đã chỉ ra con đường rõ ràng đến nỗi Ninakawa mỉm cười và từ trần. . Bình: • Ikkyu chính là người con trai nhận di chúc của mẹ trong bài  Di Chúc  ta đã nói qua. Người ta nói rằng Ikkyu là con không chính thức của Thiên hoàng Go-Komatsu. Ikkyū (一休宗純 Ikkyū Sōjun, 1394-1481) là một thiền sư và thi sĩ lập dị hàng đầu trong lịch sử Thiền tông Nhật Bản. Ikkyu học nhiều thầy, nhưng không thích chùa chiền và cái mà Ikkyu cho là đạo đức giả và sự lười biếng của các nhà sư, nên chỉ sống lang thang ngoài đường. Tuy vậy Ikkyu vẫn có nhiều bạn bè trong giới thi ca và nghệ sĩ. Ikkyu thích ăn ngon, thi ca, âm nhạc, và công khai ca tụng tình dục (sex) n...

Trà sư và kẻ sát nhân

Hình ảnh
Taiko, một tướng quân ở Nhật vào thời Tokugawa, học trà đạo gọi là Cha-no-yu, với trà sư Sen no Rikyu, một vị thầy về loại nghệ thuật diễn tả an lạc này. Cận tướng của Taiko là Kato xem sự say mê trà đạo của chủ là bê trễ công việc quốc gia, nên Kato quyết định phải giết Sen no Rikyu. Hắn giả vờ viếng thăm trà sư và được mời vào uống trà. Trà sư, rất thành thạo trong nghệ thuật của thầy, liếc mắt qua là biết ngay ‎ý định của viên võ tướng, nên trà sư mời Kato để kiếm ở ngoài trước khi vào phòng cho nghi lễ trà đạo, giải thích rằng trà đạo chính là biểu hiện của an bình. Kata không nghe theo. “Tôi là võ tướng,” hắn nói. “Tôi luôn luôn mang kiếm theo người. Trà đạo hay không trà đạo, tôi giữ kiếm với tôi.” “Được. Cứ mang kiếm vào và uống trà,” Sen no Rikyu bằng lòng. Ấm nước đang sôi trên bếp than. Đột nhiên Sen no Rikyu nghiêng ấm nước. Hơi nước bốc xì xèo, khói và tro bay đầy phòng. Viên võ tướng giật mình chạy ra ngoài. Trà sư xin lỗi. “Đó là lỗi của tôi. Vào lại và uống tí trà. Kiếm ...

Di chúc

Hình ảnh
Ikkyu, một thiền sư nổi tiếng thời Ashikaga, là con của Thiên hoàng. Khi thiền sư còn nhỏ, mẹ của thiền sư rời bỏ cung điện và vào chùa học thiền. Bởi vậy hoàng tử Ikkyu thành thiền sinh. Khi mẹ của Ikkyu qua đời, bà để lại cho thầy một lá thơ, viết rằng: Gởi Ikkyu: Mẹ đã xong việc ở đời này và bây giờ mẹ trở lại với Vĩnh Hằng. Mẹ mong con thành một thiền sinh giỏi và sẽ đạt được Phật tánh. Con sẽ biết là mẹ ở trong địa ngục hay không và mẹ có luôn ở cùng con không. Nếu con thành một người hiểu được rằng Phật và đệ tử của ngài là Bồ Đề Đạt Ma là tôi tớ của con, con có thể ngưng học và đi cứu nhân độ thế. Phật giảng 49 năm và trong khoảng thời gian đó thấy chẳng phải nói một chữ nào. Con nên biết tại sao. Nhưng nếu con không biết nhưng muốn biết, tránh suy nghĩ vô ích. Mẹ, Không sinh, không chết. Ngày 1 tháng 9 Tái bút: Giáo pháp của Phật là cốt để giác ngộ người khác. Nếu con lệ thuộc vào bất cứ pháp môn nào, con cũng chỉ là một côn trùng dốt nát. Có đến 80 nghìn quyến sách về Phật học...

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI XEM

Thiền chính là cuộc sống

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách