Trà sư và kẻ sát nhân

Taiko, một tướng quân ở Nhật vào thời Tokugawa, học trà đạo gọi là Cha-no-yu, với trà sư Sen no Rikyu, một vị thầy về loại nghệ thuật diễn tả an lạc này.

Cận tướng của Taiko là Kato xem sự say mê trà đạo của chủ là bê trễ công việc quốc gia, nên Kato quyết định phải giết Sen no Rikyu. Hắn giả vờ viếng thăm trà sư và được mời vào uống trà.
Trà sư, rất thành thạo trong nghệ thuật của thầy, liếc mắt qua là biết ngay ‎ý định của viên võ tướng, nên trà sư mời Kato để kiếm ở ngoài trước khi vào phòng cho nghi lễ trà đạo, giải thích rằng trà đạo chính là biểu hiện của an bình.
Kata không nghe theo. “Tôi là võ tướng,” hắn nói. “Tôi luôn luôn mang kiếm theo người. Trà đạo hay không trà đạo, tôi giữ kiếm với tôi.”
“Được. Cứ mang kiếm vào và uống trà,” Sen no Rikyu bằng lòng.

Ấm nước đang sôi trên bếp than. Đột nhiên Sen no Rikyu nghiêng ấm nước. Hơi nước bốc xì xèo, khói và tro bay đầy phòng. Viên võ tướng giật mình chạy ra ngoài.
Trà sư xin lỗi. “Đó là lỗi của tôi. Vào lại và uống tí trà. Kiếm của anh bị dính đầy tro, tôi có nó đây, sẽ chùi nó sạch sẽ và trả lại cho anh.”
Trong thế kẹt này, chàng võ tướng biết là mình không thể giết trà sư được, hắn bèn bỏ luôn ‎ý định đó.
.
Bình:
• Theo truyền thuyết, trà do thiền sư Nhật Eichu (永忠) mang về từ Trung quốc, và năm 815 Eichu dâng trà xanh sencha cho Thiên hoàng.

Đến thế kỷ 12, thiền sư Eisai, cũng từ Trung quốc về, giới thiệu cách dùng trà bột gọi là Matcha mà ngày nay vẫn còn dùng trong nghi lễ trà đạo. Nghi thức Matcha này được dùng đầu tiên trong các tu viện Phật giáo.
Đến thế kỷ 13, thời Shogun Kamakura, giới võ sĩ đạo (Samurai) nắm toàn quyền cai trị và trà đạo trở thành một dấu hiệu qúy tộc.
Đến thế kỷ 16, mọi người Nhật đều uống trà, và trà sư Sen no Rikyu trong truyện này, được xem là thầy về trà đạo cho đến ngày nay. Sen no Rikyu là học tò của Takeno Jōō’s, và đi theo triết l‎ý ichi-go ichi-e của thầy, dạy rằng mỗi cuộc gặp gỡ đều qu‎ý báu vì không bao giờ có thể lập lại được.
Sen no Rikyu thiết lập các nguyên lý của trà đạo gồm: Hòa (和 wa), kính (敬 kei), thanh (清 sei), và tĩnh (寂 jaku)—là các nguyên lý vẫn còn sử dụng trong trà đạo ngày nay. (Nguồn: wikipedia).
• Trà đạo là một hình thức thiền tập, và các thiền sư uống trà thường xuyên. Đây chính là trà thiền, tức là chánh niệm trong thiền học–tập trung tư tưởng vào việc mình đang làm, như là nấu nước, múc trà, khuấy trà, mời trà, uống trà… Bởi vậy, trong khi sửa soạn trà, chủ và khách chẳng ai nói gì cả, chỉ tập trung tư tưởng vào việc làm trà, và khi uống cũng rất ít nói. Đó là trà thiền.
• Các thiền sư thường là trà sư. Và dĩ nhiên là khi quen tĩnh lặng thì sự nhậy cảm của ta tăng lên rất cao. Sen no Rikyu nhận ra tâm ‎ý của Tako cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Điều quan trọng là cách xử sự nhẹ nhàng lịch sự của Sen no Rikyu làm Tako biết là vị trà sư này đã đọc được hết ý nghĩ của mình. Mình không phải là đối thủ của ông ta. Rút lui là thượng sách.
• Điều quan trọng khác nữa là trà sư cho Tako con đường rút lui trong danh dự, không bóc trần ‎ý định của hắn ra ánh sáng để ép hắn vào đường cùng.
(Trần Đình Hoành bình)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp nâng nhiệt độ cơ thể (Hyperthemia) || Bệnh Ung thư

Học Yoga ở đâu Quận 7?

Khoảng cách bắt đầu từ trái tim

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách

Miso chua

Thiền chính là cuộc sống

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI XEM

Thiền chính là cuộc sống

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách