Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2013

Trái tim tôi cháy như lửa

Hình ảnh
Soyen Shaku, thiền sư đầu tiên đến Mỹ, nói: “Tim tôi cháy như lửa nhưng mắt tôi lạnh như tro chết.” Thiền sư có những quy luật thực hành mỗi ngày trong đời, như sau: • Mỗi buổi sáng trước khi thay áo quần, đốt nhang và ngồi thiền. • Đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. Ăn đúng giờ. Ăn vừa đủ, không bao giờ đến mức thỏa mãn. • Tiếp khách với thái độ y như lúc chỉ một mình. Lúc một mình, giữ thái độ y như lúc tiếp khách. • Cẩn trọng trong lời nói, và nói điều gì thì thực hành điều ấy. • Khi cơ hội đến, đừng để nó vuột mất, nhưng luôn luôn suy nghĩ hai lần trước khi hành động. • Đừng ân hận về dĩ vãng. Nhìn về tương lai. • Có thái độ không biết sợ của một anh hùng và quả tim yêu ái của một em bé. • Khi đi ngủ, ngủ như là giấc ngủ cuối trong đời. Khi thức dậy, rời khỏi giường tức thì như là vất đi một đôi giày cũ.   Bình: • Soyen Shaku (釈 宗演, 1859 – 29.10.1919, sinh ở Kamakura, Japan, là thiền sư đầu tiên giảng thuyết ở Mỹ. Thiền sư là Lão Sư (Roshi) của dòng thiền Lâm Tế (Rinzai) và là sư trưởng...

Đoạn video khiến cuộc đời bạn thay đổi

Hình ảnh

Tiếng vỗ của một bàn tay

Hình ảnh
Mokurai, Tiếng Sấm Tĩnh Lặng, là thiền sư trụ trì chùa Kennin. Sư có một đệ tử nhỏ tên Toyo mới 12 tuổi. Toyo thấy các đệ tử đàn anh vào phòng thầy mỗi sáng và tối để nhận giáo huấn trong lớp riêng một thầy một trò và được hướng dẫn cá nhân về cách dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang. Toyo cũng muốn được vào lớp riêng. Mokurai nói, “Đợi một thời gian đã. Con còn nhỏ.” Nhưng Toyo nằng nặc xin, vì vậy cuối cùng thầy cũng đồng ý. Chiều tối, cậu bé Toyo đến đúng giờ, trước cửa phòng thầy Mokurai dùng làm lớp riêng. Cậu đánh một tiếng cồng báo hiệu đã có mặt, gập mình chào lễ phép ba lần ngoài cửa, và bước vào ngồi yên lặng một cách lễ độ trước mặt thầy, “Con có thể nghe âm thanh của hai bàn tay khi hai tay vỗ vào nhau,” Mokurai nói. “Bây giờ chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay.” Toyo cúi chào và về phòng để suy nghĩ vể câu hỏi. Từ cửa sổ cậu có thể nghe nhạc của các cô geishas. “A, tôi có rồi!” cậy bé tuyên bố. Sáng hôm sau, khi thầy hỏi cậu trình bày tiếng vỗ của một bàn ta...

Lời khuyên của mẹ

Hình ảnh
Jiun, một thiền sư thời Sứ Quân, là một học giả tiếng phạn Sanskrit nổi tiếng đời Tokugawa. Khi còn trẻ, Jiun thường thuyết giảng cho các thiền sư khác. Mẹ Jiun nghe điều này và viết cho chàng một lá thơ: “Con, mẹ không nghĩ là con muốn theo Phật vì con muốn trở thành một quyển tự điển sống cho mọi người. Chẳng có giới hạn nào cho thông tin và lý giải, vinh quang và danh dự cả. Mẹ mong con bỏ hết các việc thuyết giảng này. Vào tu trong một thiền am nhỏ tại một góc núi xa. Dùng thời gian để thiền và nhờ đó mà có thể giác ngộ.” Bình: • Tokugawa Yoshinobu (28.10.1837-22.11.1913) là Sứ Quân (Shogun) cuối cùng của Nhật Bản, cho đến ngày chế độ sứ quân chấm dứt (1868). Jiun (1718-1804)  là một vị sư Chân Ngôn Tông (Shingon) và là một nhà cải tổ Phật giáo thời Tokugawa ở Nhật. •  Đừng lệ thuộc vào ngôn từ để tìm trí tuệ và chân lý. Chữ nghĩa ngôn từ rất giới hạn, hơn nữa lại tạo ra rối rắm nhiều hơn là trí tuệ. Khi anh chị yêu nhau, chỉ nhìn nhau không nói mà có thể hiểu nhau sâu thẳ...

Nguyên Lý Đầu Tiên

Hình ảnh
Nếu đến chùa Obaku ở Kyoto ta sẽ thấy một dòng chữ khắc “Nguyên Lý Đầu Tiên”. Các chữ này lớn lạ thường, và những người rành thư pháp luôn luôn thán phục chúng như là những tác phẩm hàng đầu. Các chữ này do Kosen viết hai trăm năm về trước. Lúc viết, thiền sư viết trên giấy, sau đó các nghệ nhân làm bản khắc lớn hơn bằng gỗ. Trong khi thiền sư viết, có một người đệ tử bạo gan ở bên cạnh, vị này đã hòa nhiều lít mực cho thiền sư để viết mấy chữ này và luôn luôn phê bình thư pháp của thiền sư. “Chưa được,” vị đệ tử nói với Kosen sau lần viết đầu. “Cái này thì sao?” “Nghèo nàn. Dở hơn cái trước,” vị đệ tử nói. Kosen kiên nhẫn viết hết tờ này đến tờ khác cho đến khi 84 chữ “Nguyên Lý Đầu Tiên” đã được viết, mà vị đệ tử vẫn chưa đồng ý. Rồi, khi vị đệ tử bước ra ngoài một lúc, Kosen nghĩ: “Đây là cơ hội để mình thoát được con mắt sắc bén của hắn,” và thiền sư viết vội vã, với tâm trống rỗng mọi tạp niệm. “Nguyên Lý Đầu Tiên.” “Một tác phẩm tuyệt vời,” vị đệ tử tuyên bố. Bình: • Ta không thể...

Một dụ ngôn

Hình ảnh
Phật nói một dụ ngôn trong kinh: Một người đàn ông đi ngang cánh đồng và gặp con cọp. Anh ta chạy, cọp đuổi theo. Chạy đến một vực sâu, anh nắm rễ của một dây leo và nhảy xuống vực. Con cọp đứng trên vực đợi anh. Run rẩy, anh ta nhìn xuống đáy vực, một con cọp khác đang đợi dưới đáy để ăn anh. Chỉ có sợi dây leo đang giữ anh lại. Hai con chuột, một trắng một đen, đang gặm sợi dây leo. Anh thấy một quả dâu chín mọng gần anh. Một tay nắm sợi dây leo, tay kia anh hái trái dâu. Ngọt ơi là ngọt! Bình: • Cọp trên vực và cọp ở dưới vực, tượng trưng cho hai giới hạn của đời người: Cọp sau lưng (trên vực) là quá khứ, hay là sinh ; cọp trước mặt (dưới vực) là tương lai, hay là tử. Đời người nằm giữa quá khứ và tương lai. Sơi dây leo tượng trưng cho đời người. Chuột trắng chuột đen là biểu tượng của ngày và đêm, đưa con người dần đến sự chết. Cuộc sống chỉ tạm thời, và ta nhất định sẽ có ngày chết. • Thế trái dâu là tượng trưng cho điều gì? – Khoái lạc tạm thời làm cho ta si mê mà quên mất cái ng...

Dạy kiểu hà tiện

Hình ảnh
Một bác sĩ trẻ ở Tokyo tên Kusuda gặp một người bạn học chung ở đại học đang học thiền. Chàng bác sĩ trẻ hỏi thiền là gì. “Tôi không thể nói với anh nó là gì,” người bạn trả lời, “nhưng tôi chắc một điều là, nếu anh hiểu thiền, anh sẽ không sợ chết.” “Được,” Kusuda nói. “Thôi sẽ thử. Làm sao tôi tìm được một vị thầy?” “Đến gặp thiền sư Nan-in,” người bạn nói. Kusuda đến thăm Nan-in. Anh ta mang theo một con dao 2 tấc rưỡi để thử xem thiền sư có sợ chết không. Khi Nan-in thấy Kusuda ông nói to: “Chào, bạn quý. Khỏe không? Lâu quá không gặp.” Kusuda lấy làm lạ, mới trả lời: “Chúng ta chưa gặp nhau bao giờ!” “Phải rồi,” Nan-in trả lời. “Tôi nhầm anh với một người bác sĩ khác đang học thiền ở đây.” Với phút đầu tiên như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thiền sư, vì vậy bất đắc dĩ anh mới hỏi thiền sư cho học thiền. Nan-in nói: “Thiền không phải là việc khó. Nếu anh là bác sĩ, hãy chữa bệnh với lòng nhân ái.” Kusuda thăm Nan-in ba lần. Mỗi lần Nan-in đều bảo một điều duy nhất. “Bác sĩ không nên t...

Không xa Phật vị

Hình ảnh
Một sinh viên đại học thăm thiền sư Gasan và hỏi ông: “Đã bao giờ thầy đọc Thánh Kinh Thiên chúa giáo chưa?” “Chưa, đọc cho tôi nghe đi,” Gasan nói. Người sinh viên mở Thánh Kinh và đọc phúc âm Thánh Matthew: “Và tại sao lại lo áo quần? Hãy xem các bông huệ ngoài đồng mọc thế nào. Chúng không làm việc, không dệt vải, nhưng tôi nói thật với các bạn ngay cả vua Solomon trong tất cả vinh quang của mình cũng không mặc đẹp như các bông hoa đó… Đừng lo đến ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo cho nó.” Gasan nói, “Ai nói những lời này, tôi xem đó là một người đã giác ngộ.” Người sinh viên đọc tiếp: “Xin và bạn sẽ được, tìm và bạn sẽ thấy, gõ cửa và cửa sẽ mở cho bạn. Bởi vì ai xin thì sẽ nhận, ai tìm thì sẽ thấy, và ai gõ cửa sẽ được mở cửa.” Gasan nói: “Tuyệt vời. Ai mà nói điều này thì không xa Phật vị.” Bình: • Đó là các lời nói của Giêsu của Nazareth—một sự thật về nghệ thuật sống vượt mọi biên giới tôn giáo và văn hóa. • “Đừng lo đến ngày mai”: Sống ở đây lúc này. Đó là Thiền. “Tìm thì sẽ thấy...

Shoun và mẹ

Hình ảnh
Shoun là một vị thầy về thiền Tào Động. Khi còn là học trò, bố của Shoun qua đời, Shoun phải chăm sóc mẹ. Mỗi khi vào phòng thiền, Shoun luôn luôn mang mẹ đi theo. Vì có mẹ đi theo, mỗi khi Shoun viếng một tu viện, ông không thể sống chung với các vị sư khác. Vì vậy Shoun xây một nhà nhỏ để lo cho mẹ. Shoun chép lại kinh sách, và thi ca nhà Phật, và nhờ đó nhận được ít tiền mua thực phẩm. Khi Shoun mua cá cho mẹ, người ta chế giễu ông, vì người tu hành không được ăn cá. Nhưng Shoun không màng. Tuy nhiên, mẹ của Shoun thì buồn, thấy con mình bị cười chê. Cuối cùng bà nói với Shoun: “Mẹ nghĩ là mẹ sẽ thành ni cô. Mẹ cũng có thể ăn chay được.” Bà thành ni cô, và mẹ con nghiên cứu chung với nhau. Shoun yêu nhạc và là nhạc sĩ giỏi về đàn hạc, Mẹ shoun cũng chơi đàn hạc. Những đêm trăng tròn hai mẹ con chơi đàn với nhau. Có một đêm một cô gái trẻ đi ngang nhà và nghe nhạc. Cảm xúc quá, cô bèn mời Shoun đến nhà cô đêm hôm sau và đánh đàn. Shoun đồng ‎ý. Vài ngày sau Shoun gặp lại cô ấy ngoài ...

Đường bùn

Hình ảnh
Tanzan và Ekido đi chung với nhau trên con đường bùn lầy. Mưa đang rơi nặng hạt. Đến một khúc quanh, họ gặp một cô gái xinh xắn mặc Kimono và mang đai lưng, không vượt qua ngã tư được. “Đi, cô em,” Tanzan nói ngay. Bế cô gái trên đôi tay, thiền sư mang cô qua vũng bùn. Ekido chẳng hề nói một lời nào nữa, cho đến tối khi họ sắp đến chùa tạm nghỉ. Ekido không còn nhịn được. “Người tu hành chúng ta không kề cận phụ nữ,” Ekido nói với Tanzan, “nhất là các cô gái trẻ và đẹp. Nguy hiểm. Sao thầy làm vậy?” “Thầy bỏ cô ấy xuống đằng đó rồi,” Tanzan nói. “Con còn bế cô ấy sao?” . Bình: • Tanzan là vị giáo sư triết tại Đại Học Hoàng Gia (Nhật), mà ta vừa biết đến trong truyện  Một Vị Phật . • Tâm tỉnh thức, tâm Phật, là tâm không vướng mắc, tâm vô chấp. Không vướng mắc với lề luật “nam nữ thọ thọ bất thân.” Không vướng mắc với người đẹp và ái dục . Việc phải làm thì làm. Nên giúp cô ấy qua đường thì giúp. Làm xong là quên, chẳng còn vướng gì trong tâm—không vướng bận về người đẹp, không vướn...

Một vị Phật

Hình ảnh
Ở Tokyo vào thời Minh Trị Thiên Hoàng, có hai vị thầy với tính cách hoàn toàn khác nhau. Unsho là vị thầy Chân Ngôn Tông, giữ mọi lề luật của nhà Phật rất kỹ lưỡng. Ông không bao giờ uống rượu, và không bao giờ ăn gì sau 11 giờ sáng. Vị thầy kia là Tanzan, một giáo sư triết tại Đại Học Hoàng Gia, chẳng bao giờ giữ lề luật gì. Khi muốn ăn là ăn, khi muốn ngủ ngày là ngủ. Ngày nọ Unsho đến thăm Tanzan lúc Tanzan đang uống rượu. Phật tử không được cho ngay cả một giọt rượu chạm lưỡi mình. “Ê, anh ơi, uống một ly nhé.” “Tôi không bao giờ uống rượu!” Unsho nhấn mạnh nghiêm trọng. “Người không uống thì không phải là người,” Tanzan nói. “Anh nói tôi không là người chỉ vì tôi không mê uống rượu!” Unsho nói giận dữ. “Nếu tôi không là người thì tôi là gì?” “Một vị Phật,” Tanzan trả lời. Bình: • Giới hạnh cần thiết, như là nền tảng, cho người tu học mà tâm còn nhiều chấp trước. Giới hạnh không cần thiết cho người mà tâm đã thoát vòng chấp trước. • Người tâm còn nhiều chấp trước thấy ai không giữ ...

Ông Tàu vui tính

Hình ảnh
Ai đi trong các Phố Tàu ở Mỹ đều thấy ảnh tượng một ông mập mang một bao vải. Thương nhân Trung Hoa gọi ông ấy là Ông Tàu Vui Tính hay Ông Phật Cười. Ông Hotei này sống thời nhà Đường. Ông chẳng muốn ai gọi mình là thiền sư hoặc tụ tập học trò đông đúc quanh mình. Thay vì vậy, ông đi đọc đường phố với một bao lớn trong đó ông mang các món quà như kẹo, trái cây, bánh ngọt. Đây là quà ông cho các em bé thường chơi đùa với ông. Ông tạo ra lớp vườn trẻ trên đường phố. Lúc nào gặp một thiền nhân ông cũng xòe tay và nói: “Cho tôi một xu.” Có một lần ông đang sửa soạn chơi/làm-việc, một thiền sư khác đi ngang và hỏi: “Yếu tính của thiền là gì?” Hotei vất ngay bao vải xuống đất, trả lời thầm lặng. “Vậy,” vị thiền sư hỏi tiếp, “thế nào là đạt được Thiền?” Ông Tàu Vui Tính lập tức xách bao mang lên vai và đi tiếp. Bình: • Hotei là Bố Đại Hòa Thượng, nhà sư “bao vải”, thường được xem là một hình ảnh của Phật Di Lặc, và có nhiều tên khác nhau như Phật Mập, Phật Cười, Phật Vui, Phật Tình Yêu, Phật ...

Chuyện đời Shunkai

Hình ảnh
Gian nhân tuyệt sắc Shunkai, còn có tên là Suzu, bị bắt phải lấy chồng khi còn rất trẻ. Sau đó, khi cuộc hôn nhân chấm dứt, nàng đi học đại học, và học triết. Thấy Shunkai là phải yêu nàng. Hơn nữa, đi đâu nàng cũng yêu. Tình yêu đến với nàng ở đại học, sau đó, khi triết lý không thỏa mãn nàng, nàng vào thăm một ngôi chùa để học Thiền, và thiền sinh si mê nàng. Cả đời nàng thấm ướt tình yêu. Cuối cùng, ở Kyoto nàng trở thành một thiền sinh thật sự. Các bạn thiền sinh nam ở chùa Kennin đều ca ngợi sự thành tâm của nàng. Một người trong số thiền sinh nam có tâm ‎ý tốt và giúp nàng trong việc thực tập thiền. Vị thầy trụ trì chùa Kennin là Mokurai, có nghĩa là Sấm Lặng, rất khó khăn. Thầy giữ gìn lề luật nghiêm nghặt và muốn các học trò cũng như thế. Trong nước Nhật của thời đại mới, nhiệt tâm nào các vị sư đã mất về Phật học các vị hình như tìm lại được về các bà vợ. Thầy Mokurai phải lấy chổi đuổi các bà đi khi thấy bà nào trong chùa. Nhưng thầy đuổi nhiều chừng nào, các bà ùa vào lại nh...

Bài thơ cuối cùng của Hoshin

Hình ảnh
Thiền sư Hoshin sống ở Trung quốc nhiều năm. Sau đó thiền sư trở về vùng tây bắc Nhật, dạy học trò. Khi thiền sư đã rất già, ông kể một câu chuyện ông đã nghe ở Trung quốc. Câu chuyện thế này: Vào ngày 25 tháng 12 năm nọ, Tokufu, rất già, nói với đệ tử: “Thầy không sống tới sang năm, vậy các con nên tử tế với thầy năm nay.” Các đệ tử nghĩ là thiền sư nói đùa, nhưng vì thiền sư là vị thầy tốt bụng nên các đệ tử luân phiên chăm sóc cho thầy mỗi ngày như ngày lễ. Đến ngày cuối năm, Tokufu nói: “Các con đã tốt với thầy. Thầy sẽ rời các con chiều mai, khi tuyết đã ngừng.” Các đệ tử cười, và cho rằng thầy đã già nên nói năng lẩm cẩm, bởi vì đêm rất trong và chẳng có tí tuyết nào. Nhưng vào nửa đêm, tuyết bắt đầu rơi, và sáng hôm sau các đệ tử chẳng thấy thầy đâu cả. Họ vào phòng thiền. Thầy đã qua đời ở đó. Hoshin kể chuyện này và nói với các đệ tử: “Thiền sư không cần phải đoán trước việc ra đi, nhưng thiền sư nào thực sự muốn tiên đoán, ông ta có thể làm được.” “Thầy làm được không?” ai đó...

Không trộm được mặt trăng

Hình ảnh
Thiền sư Ryokan sống cuộc đời đơn giản nhất trong một căn chòi nhỏ dưới chân núi. Buổi tối nọ một tên trộm vào chòi chỉ để khám phá ra là chẳng có gì trong đó để trộm. Ryokan trở về, bắt gặp tên trộm, “Có lẽ anh đã đi một quãng đường dài để thăm tôi,” thiền sư nói với tên trộm, “và anh không nên về không. Vậy hãy nhận áo quần của tôi làm quà tặng.” Tên trộm sửng sốt. Hắn nhận áo quần và lẩn đi. Ryokan ngồi trần truồng, ngắm trăng. “Tội nghiệp,” thiền sư nghĩ thầm, “Ước gì mình có thể cho anh ta mặt trăng đẹp đẻ này.” Bình: • Gặp trộm thì la hét, đánh đập, chưởi bới. Đó là phản ứng của đại đa số người. Đại đa số được “lập trình” như thế, và các phản ứng như vậy chỉ là lập trình máy móc như robot. “Phản ứng” là bị động. “Phản ứng theo lập trình” là nô lệ của lập trình. Thiền sư hoàn toàn chủ động tâm mình. Xử với mọi người như khách quý, dù hắn là ai. Đó là một tâm thức hoàn toàn tự do, hoàn toàn do chính mình làm chủ. Thiền sư cũng chẳng buồn hỏi “Tại sao anh làm thế?” để nghe giải thíc...

Sóng Lớn

Hình ảnh
Vào đầu thời Minh Trị Thiên Hoàng có một võ sĩ đánh vật tên là O-nami, tức là Sóng Lớn. O-nami rất mạnh và giỏi về nghệ thuật đánh vật. Trong những trận đấu riêng, O-nami thắng cả thầy của mình, nhưng khi ra trước đám đông O-nami lại quá rụt rè đến nỗi chính học trò của anh cũng vật anh được. O-name nghĩ là mình nên tìm một thiền sư giúp đở. Hakuju, một thiền sư lang thang, đang dừng chân tại một chùa gần đó, nên O-nami đến gặp và kể về khó khăn lớn của mình. “Sóng Lớn là tên của anh,” thiền sư tư vấn, “vậy thì ở lại chùa tối nay. Tưởng tượng anh là những ngọn sóng lớn đó. Anh không còn là võ sĩ đánh vật hay sợ nữa. Anh là những đợt sóng vĩ đại quét sạch tất cả những gì đứng trước mặt, nuốt sạch tất cả những gì sóng đi qua. Tưởng tượng thế và anh sẽ là võ sĩ đánh vật siêu đẳng nhất nước.” Vị thầy lui về. O-nami ngồi thiền cố gắng tưởng tượng mình là sóng. Anh nghĩ đến rất nhiều chuyện. Rồi dần dần cảm giác là sóng tăng thêm. Càng về đêm những lọn sóng càng lớn hơn. Sóng cuốn trôi những...

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI XEM

Thiền chính là cuộc sống

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách