Nguyên Lý Đầu Tiên
Nếu đến chùa Obaku ở Kyoto ta sẽ thấy một dòng chữ khắc “Nguyên Lý Đầu Tiên”. Các chữ này lớn lạ thường, và những người rành thư pháp luôn luôn thán phục chúng như là những tác phẩm hàng đầu. Các chữ này do Kosen viết hai trăm năm về trước.
Lúc viết, thiền sư viết trên giấy, sau đó các nghệ nhân làm bản khắc lớn hơn bằng gỗ. Trong khi thiền sư viết, có một người đệ tử bạo gan ở bên cạnh, vị này đã hòa nhiều lít mực cho thiền sư để viết mấy chữ này và luôn luôn phê bình thư pháp của thiền sư.
Lúc viết, thiền sư viết trên giấy, sau đó các nghệ nhân làm bản khắc lớn hơn bằng gỗ. Trong khi thiền sư viết, có một người đệ tử bạo gan ở bên cạnh, vị này đã hòa nhiều lít mực cho thiền sư để viết mấy chữ này và luôn luôn phê bình thư pháp của thiền sư.
“Chưa được,” vị đệ tử nói với Kosen sau lần viết đầu.
“Cái này thì sao?”
“Nghèo nàn. Dở hơn cái trước,” vị đệ tử nói.
Kosen kiên nhẫn viết hết tờ này đến tờ khác cho đến khi 84 chữ “Nguyên Lý Đầu Tiên” đã được viết, mà vị đệ tử vẫn chưa đồng ý.
Rồi, khi vị đệ tử bước ra ngoài một lúc, Kosen nghĩ: “Đây là cơ hội để mình thoát được con mắt sắc bén của hắn,” và thiền sư viết vội vã, với tâm trống rỗng mọi tạp niệm. “Nguyên Lý Đầu Tiên.”
“Một tác phẩm tuyệt vời,” vị đệ tử tuyên bố.
Bình:
• Ta không thể làm gì tốt nếu ta bị phân tâm. Lý do phân tâm có thể là lý do rất tầm thường như là có học trò đứng phê phán. Ta có thể lo lắng và phân tâm rất phi lý, như là thầy sợ trò chê, chuyên gia sợ người không biết gì chê…
• Rộng hơn, trong đời sống hàng ngày, ta có thể bị phân tâm bởi đủ thứ tạp niệm: Sợ mọi người chê cười, sợ mất uy tín, sợ có người giận, sợ không ai khen… Các tạp niệm này làm ta phân tâm hàng ngày và chẳng làm được gì tốt.
• “Tâm trống rỗng mọi tạp niệm”—còn gọi là Vô Tâm–là nguyên lý đầu tiên của Thiền.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Nhận xét
Đăng nhận xét