Bài thơ cuối cùng của Hoshin
Thiền sư Hoshin sống ở Trung quốc nhiều năm. Sau đó thiền sư trở về vùng tây bắc Nhật, dạy học trò. Khi thiền sư đã rất già, ông kể một câu chuyện ông đã nghe ở Trung quốc. Câu chuyện thế này:
Vào ngày 25 tháng 12 năm nọ, Tokufu, rất già, nói với đệ tử: “Thầy không sống tới sang năm, vậy các con nên tử tế với thầy năm nay.”
Vào ngày 25 tháng 12 năm nọ, Tokufu, rất già, nói với đệ tử: “Thầy không sống tới sang năm, vậy các con nên tử tế với thầy năm nay.”
Các đệ tử nghĩ là thiền sư nói đùa, nhưng vì thiền sư là vị thầy tốt bụng nên các đệ tử luân phiên chăm sóc cho thầy mỗi ngày như ngày lễ.
Đến ngày cuối năm, Tokufu nói: “Các con đã tốt với thầy. Thầy sẽ rời các con chiều mai, khi tuyết đã ngừng.”
Các đệ tử cười, và cho rằng thầy đã già nên nói năng lẩm cẩm, bởi vì đêm rất trong và chẳng có tí tuyết nào. Nhưng vào nửa đêm, tuyết bắt đầu rơi, và sáng hôm sau các đệ tử chẳng thấy thầy đâu cả. Họ vào phòng thiền. Thầy đã qua đời ở đó.
Hoshin kể chuyện này và nói với các đệ tử: “Thiền sư không cần phải đoán trước việc ra đi, nhưng thiền sư nào thực sự muốn tiên đoán, ông ta có thể làm được.”
“Thầy làm được không?” ai đó hỏi.
“Được,” thầy sẽ cho các con thấy thầy làm được gì 7 ngày sau.
Chẳng đệ tử nào tin thiền sư, và đa số quên đã luôn cuộc trò chuyện khi thiền sư họp họ lại lần sau đó.
“Bảy ngày trước,” thiền sư nói, “Thầy nói là thầy sẽ rời các con. Theo lệ thường là nên viết một bài thơ từ biệt, nhưng thầy không phải là thi sĩ cũng không giỏi thư pháp. Một trò nào có có thể ghi lại những lời cuối cùng của thầy.”
Các đệ tử cho là thiền sư nói đùa, nhưng một người cũng bắt đầu viết.
“Sẵn sàng chưa?” thiền sư hỏi.
“Dạ, thầy,” người viết trả lời.
Rồi Hoshin đọc:
Tôi đến từ sự sáng
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Bài thơ thiếu một câu như lệ thường thơ bốn câu, vì vậy người học trò hỏi: “Thầy, mình còn thiếu một câu.”
Hoshin, với tiếng rống của một sư tử chiến thắng, hét “Kaa!” và từ trần.
Bình:
• Như đã nói trong bài Thông báo về chuyến đi cuối đời của thiền sư Tanzan, tự quyết định về cái chết của mình là một điểm đặc biệt của Phật gia, đánh dấu tự do của con người.
Nhưng trong các truyền thống tâm linh khác thì đây là điều cấm kỵ.
• Tuy nhiên, trong bài có nói cả Tokufu và Hoshin đều rất già, có nghĩa là hai vị đã sống và cống hiến nhiều cho đời. Lại dùng chữ, “tiên đoán” việc chết, có nghĩa là họ không cố tình đi khi chưa đến lúc. Chỉ là, họ biết được khi sinh lực của mình sẽ hết mà thôi.
Nói rõ ra, đây không phải là chạy trốn cuộc đời.
• Phần chính của bài này là bài thơ từ biệt của Hoshin. Các bài thơ từ biệt này là lời dạy cuối cùng của thầy chuyển đến các trò, cho nên nó là tinh túy của thầy.
Và bài thơ này, không thiếu một câu như trong bài có nói. Nó đủ bốn câu. Trong bài, tác giả chỉ dùng kỹ thuật viết, để ta để ý đên câu cuối cùng, mà tác giả cho là rất quan trọng. Đây là bài thơ bốn câu đầy đủ:
Tôi đến từ sự sáng
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Kaa!
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Kaa!
Hai câu đầu rất rõ là “từ Không tôi đến, trở lại Không tôi đi”–từ Tuyệt Đối tôi đến, trở lại Tuyệt Đối tôi đi.
Nếu nói theo vật lý thì “Từ cát bụi tôi đến, về lại với cát bụi tôi đi.”
Nếu nói theo các tôn giáo thần quyền thì “Từ Thượng đế tôi đến, về lại với Thượng đế tôi đi.”
Câu thứ ba là câu hỏi: Cuộc đời ngay đây, ở giữa đến và đi, là gì?
Câu thứ tư trả lời: Chỉ là một tiếng “Kaa” ngắn ngủi, vang lên và biến mất. Một cái chấm nhỏ xíu trong dòng thời gian vô lượng vô biên, chẳng nghĩa lý gì hết, ngoại trừ là một bằng chứng ngắn ngủi của sự hiện diện của một năng lượng trong một sátna của vũ trụ.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Nhận xét
Đăng nhận xét