Lời khuyên của mẹ

Jiun, một thiền sư thời Sứ Quân, là một học giả tiếng phạn Sanskrit nổi tiếng đời Tokugawa. Khi còn trẻ, Jiun thường thuyết giảng cho các thiền sư khác.

Mẹ Jiun nghe điều này và viết cho chàng một lá thơ:
“Con, mẹ không nghĩ là con muốn theo Phật vì con muốn trở thành một quyển tự điển sống cho mọi người. Chẳng có giới hạn nào cho thông tin và lý giải, vinh quang và danh dự cả. Mẹ mong con bỏ hết các việc thuyết giảng này. Vào tu trong một thiền am nhỏ tại một góc núi xa. Dùng thời gian để thiền và nhờ đó mà có thể giác ngộ.”

Bình:

• Tokugawa Yoshinobu (28.10.1837-22.11.1913) là Sứ Quân (Shogun) cuối cùng của Nhật Bản, cho đến ngày chế độ sứ quân chấm dứt (1868).
Jiun (1718-1804) là một vị sư Chân Ngôn Tông (Shingon) và là một nhà cải tổ Phật giáo thời Tokugawa ở Nhật.
• Đừng lệ thuộc vào ngôn từ để tìm trí tuệ và chân lý.
Chữ nghĩa ngôn từ rất giới hạn, hơn nữa lại tạo ra rối rắm nhiều hơn là trí tuệ. Khi anh chị yêu nhau, chỉ nhìn nhau không nói mà có thể hiểu nhau sâu thẳm. Khi hai vợ chồng sắp ly dị, một từ “ăn” chỉ có 2 mẫu tự, cũng chẻ ra, không chỉ làm 2 mà là 200 lần, để có lý do gây gổ ngày đêm.
Lại nữa, lý luận, ngôn ngữ, và thuyết giảng, thường đi theo các tràng pháo tay và các ca tụng cho giảng viên, dễ làm cho “cái tôi” của giảng viên thêm trương phình.
“Chẳng có giới hạn nào cho thông tin và lý giải, vinh quang và danh dự cả.” “Chẳng có giới hạn” là không bao giờ dứt, không bao giờ đến đích.
• Tĩnh lặng để nghe và biết được những cảm xúc và tư duy của mình về chính mình, vể người khác, và về thế giới quanh mình. Đó là cách để thực sự hiểu biết và có được trí tuệ.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp nâng nhiệt độ cơ thể (Hyperthemia) || Bệnh Ung thư

Học Yoga ở đâu Quận 7?

Khoảng cách bắt đầu từ trái tim

Ấn hành kinh sách

Miso chua

Thiền chính là cuộc sống

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI XEM

Thiền chính là cuộc sống

Ấn hành kinh sách