Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2013

Thiền của Phật

Đức Phật nói: “Thầy xem địa vị của vua chúa như bụi đất. Thầy thấy vàng ngọc như gạch sỏi. Thầy nhìn xiêm y lụa là như giẻ rách. Thầy coi vô lượng thế giới của vũ trụ như hạt trái cây, và hồ vĩ đại nhất của Ấn Độ như giọt dầu trên bàn chân. Thầy nhận xét mọi giáo huấn của thế giới như ảo ảnh của ảo thuật gia. Thầy chiêm nghiệm ‎ý niệm tối thượng về giải thoát như chiếc áo thêu vàng trong mộng, và xem thánh đạo của các đấng giác ngộ như hoa trong mắt. Thầy thấy thiền định là cột trụ của quả núi, Niết bàn là ác mộng của ban ngày. Thầy nhìn phán đoán về đúng và sai như vũ khúc uốn lượn của con rồng, và sự lên xuống của các niềm tim như vết tích còn lại của bốn mùa.” . Bình: KHÔNG (Trần Đình Hoành dịch và bình) . Buddha’s Zen Buddha said: “I consider the positions of kings and rulers as that of dust motes. I observe treasures of gold and gems as so many bricks and pebbles. I look upon the finest silken robes as tattered rags. I see myriad worlds of the universe as small seeds of fruit, and...

Chùa tĩnh lặng

Hình ảnh
Shoichi là một thiền sư chột mắt, chói lòa với giác ngộ. Thiền sư dạy đệ tử trong chùa Tofuku. Cả ngày cả đêm ngôi chùa đứng yên trong tĩnh lặng. Không một tiếng động. Ngay cả tụng kinh cũng bị thiền sư cấm. Đệ tử của thầy chẳng làm gì ngoại trừ thiền định. Khi thiền sư qua đời, một cụ già hàng xóm nghe tiếng chuông và tiếng tụng kinh. Vậy là lão bà biết Shoichi đã viên tịch. Bình: • Tĩnh lặng có nghĩa là tĩnh lặng–không một âm thanh, không một tiếng nói, không một tư tưởng, không một cảm xúc có thể làm tâm bị xung động. • Tĩnh lặng là “lửa đã tắt”–Niết Bàn. • Muốn có tâm tĩnh lặng, “người trụ trì” tâm phải cấm tất cả mọi thứ gì có thể làm tâm mất tĩnh lặng. • Nếu “người trụ trì” đó bị mất kiểm soát hay không còn trụ trì nữa, tâm tĩnh lặng sẽ bị ồn ào xung động. (Trần Đình Hoành dịch và bình) The Silent Temple Shoichi was a one-eyed teacher of Zen, sparkling with enlightenment. He taught his disciples in Tofuku temple. Day and night the whole temple stood in silence. There was no sound...

Dấm của Tosui

Tosui là vị Thiền sư đã xa rời hình thức trịnh trọng của chùa chiền để sống dưới gầm cầu với một đám ăn mày. Khi Tosui đã rất già, một người bạn giúp thiền sư kiếm sống mà không phải ăn xin. Người bạn chỉ Tosui cách gom cơm lại để làm dấm. Tosui làm dấm cho đến khi chết. Thời Tosui đang làm dấm, một người trong đám ăn mày cho thiền sư một tấm ảnh Phật. Tosui treo tấm ảnh trên tường trong căn chòi của thầy và gắn một tấm biển bên cạnh. Tấm biển ghi: “Ông Phật Adiđà ơi: Phòng này rất chật. Tôi có thể để ông ở đây như người tạm trú. Nhưng ông đừng nghĩ là tôi đang xin được vãng sinh trong cõi cực lạc của ông nhé.” . Bình: • Chúng ta đã nói đến Tosui trước đây trong bài  Thiền trong đời gã ăn mày • Tosui rất là độc lập—không lệ thuộc vào khuôn thước của thiền viện, lại không muốn lệ thuộc ai nên đi ăn xin; quá già thì làm dấm để sinh sống. • Và Tosui độc lập trong cả đạo Pháp. Tosui muốn tự mình giúp mình giác ngộ thành Phật, chứ không muốn có sự trợ lực của Phật Adiđà. Theo Tịnh Độ Tô...

Vô Chấp

Kitano Gempo, trụ trì chùa Eihei, mất năm 1933 khi sư 92 tuổi. Sư đã cố gắng cả đời để không vướng mắc vào điều gì. Năm 20 tuổi, là khất sĩ, sư gặp một một khách lữ hành hút thuốc. Hai người đang đi xuống một dốc núi với nhau, họ nghỉ dưới một tàn cây. Người khách lữ hành mời Kitano hút thuốc, Kitano nhận, vì quá đói lúc đó. “Hút thuốc thật là khoan khoái,” Kitano bình phẩm. Người kia cho Kitano một ống píp dư và ít thuốc và hai người chia tay. Kitano cảm nhận: “Những thứ khoan khoái như thế có thể làm xáo trộn thiền định. Trước khi đi qúa xa, ta phải ngưng ngay.” Vậy Kitano vất đi mấy thứ đồ hút. Vào năm 23 tuổi Kitano học Kinh Dịch, nguyên lý sâu thẳm nhất về vũ trụ. Lúc đó là mùa đông và Kitano cần quần áo ấm. Sư viết thơ cho sư phụ ở cách đó cả trăm dặm, nói với sư phụ cái sư cần, và trao lá thơ cho một khách lữ hành nhờ chuyển. Gần cả mùa đông trôi qua và chẳng có hồi âm lẫn quần áo ấm. Vì vậy Kitano bốc quẻ Dịch, có dạy trong Kinh Dịch, để biết là lá thơ sư gởi có thất lạc không....

Dạy điều rốt ráo

Hình ảnh
Thời xưa ở Nhật, người ta dùng lồng đèn làm bằng tre và giấy và đèn cầy bên trong. Một người mù đến thăm bạn vào một đêm nọ và được người bạn đưa cho một lồng đèn để mang về. “Tôi không cần lồng đèn,” anh mù nói. “Tối hay sáng cũng vậy với tôi thôi.” “Tôi biết anh không cần lồng đèn để thấy đường,” bạn của anh trả lời, “nhưng nếu anh không có đèn, người ta có thể đụng anh. Anh phải cầm lấy.” Anh mù cầm lồng đèn đi, chỉ được một quãng ngắn là đã có ai đó đâm đầu vào anh. “Nhìn đường mà đi!” anh mù mắng người lạ. “Anh không thấy cái lồng đèn này sao?” “Cây đèn cầy của anh cháy hết rồi, người anh em ơi,” người lạ trả lời. . Bình: Điều gì là “điều rốt ráo” ta cần phải học? “Ta phải tự thấy được ánh sáng. Người khác có cho ta ánh sáng thì cũng vô dụng nếu ta không thấy được ánh sáng. Chỉ có ta mới khai mở được trí tuệ của chính ta. Chỉ có bạn mới đem đến giác ngộ cho chính bạn.” (Trần Đình Hoành dịch và bình) . Teaching the Ultimate In early times in Japan, bamboo-and-paper lanterns were us...

Một giọt nước

Hình ảnh
Một thiền sư tên Gisan bảo một đệ tử trẻ mang đến cho thiền sư một gàu nước để làm nguội bớt nước trong bồn tắm của thầy. Cậu đệ tử mang nước đến, và sau khi làm nguội bồn tắm, đổ ra đất tí nước còn lại trong gàu. “Đồ ngu!” thiền sư mắng cậu đệ tử. “Tại sao con không dùng nước đó để tưới cây? Con có quyền gì mà phí phạm dù chỉ một giọt nước trong chùa này?” Cậu học trò trẻ đạt được Thiền ngay lúc đó. Cậu đổi tên thành Tekisui, có nghĩa là một giọt nước. . Bình: • Không phí nước thì phải rồi. Nhưng tại sao cậu học trò bị mắng về phí phạm nước lại đạt ngộ được ngay? Dĩ nhiên là vì ta không phải là cậu này, và chẳng có giải thích của chính cậu ở đây, nên ta chỉ có thể phỏng đoán mà thôi. Khi ta phí một tí nước thay vì dùng nó để tưới cây, cây cối bị mất tí nước đó. Nghĩa là, một hành động nào của ta cũng ảnh hưởng đến các thứ quanh ta. Và hành động nhỏ của ta có thể có ảnh hưởng lớn đến điều gì đó. Ví dụ: chỉ cần vô y’‎ đạp lên một miếng cơm rơi trên nền nhà, ta có thể giết chết cả mười c...

Lá thư cho người sắp chết

Hình ảnh
Bassui viết lá thơ sau đây cho một đệ tử sắp chết” “Thể tính của tâm của con không hề được sinh ra, nên nó không bao giờ chết. Nó không phải là hiện hữu–hiện hữu có thế hư mất. Nó không phải là hư không—hư không chỉ là một khoảng trống. Nó không có sắc màu và hình thái. Nó không hưởng thụ khoái lạc và không đau đớn với khổ nạn. “Thầy biết con bệnh nặng. Là một thiền sinh sinh giỏi, con đang đối diện bệnh tật thẳng mặt. Con không biết chính xác là ai đang đau khổ, nhưng hãy tự hỏi mình: Cái gì là thế tính của tâm này? Quán chiếu điều này thôi. Con chẳng cần gì hơn nữa. Đừng ham muốn gì. Tận cùng của con là vô tận, là một hoa tuyết tan trong không khí trong lành.” . Bình: “Tôi từ đâu đến, và sau khi chết thì tôi đi đâu?” Đây là câu hỏi cốt yếu nhất, câu hỏi khởi đầu và là câu hỏi cuối cùng, của tất cả mọi truyền thống triết l‎ý hay tâm linh. Một câu hỏi khác, cùng ‎ nghĩa như câu trên nhưng chỉ khác từ, là: “Cái tinh yếu của tôi là gì? Thể tính của tôi là gì?” Phật gia trả lời: Hoa tuyết...

Đi chơi đêm

Hình ảnh
Nhiều thiền sinh đang học thiền với thiền sư Sengai. Có một cậu thường thức dậy nửa đêm, leo tường ra ngoài, và vào thành phố du hí. Sengai, kiểm tra phòng ngủ, khám phá cậu này vắng mặt đêm nọ và còn khám phá ra cái ghế cao cậu dùng để leo qua tường. Sengai chuyển cái ghế đi nơi khác và đứng vào thế cái ghế. Khi chàng lãng tử trở về, không biết Sengai là cái ghế, đạp chân ngay trên đầu của thầy và nhảy xuống đất. Khám phá ra mình vừa mới làm gì, cậu thất kinh. Sengai nói: “Sáng sớm trời rất lạnh. Coi chừng bị cảm. Cậu thiền sinh không bao giờ lẻn đi chơi đêm nữa. . bình: • Đi chơi đêm bị thầy bắt gặp cho mấy gậy là chuyện thường. Đi chơi về đạp trên đầu thầy để vào nhà, nếu bị ăn mấy hèo và bị đuổi vĩnh viễn, cũng là chuyện thường, vì mọi người đều có thể chờ đợi hình phạt như vậy xảy ra. Nhưng nói nhẹ nhàng như chẳng xảy ra việc gì, lại còn lo lắng học trò đi chơi đêm bị cảm, thì chẳng ai chờ đợi cả, nhất là chàng lãng tử nhà ta. Đây là điều hoàn toàn ngạc nhiên. Bởi vì quá ngạc nhiê...

Thiền của người kể truyện

Hình ảnh
Encho là người kể truyện rất nổi tiếng. Những truyện tình anh kể làm rung động con tim của người nghe. Khi anh kể truyện chiến tranh, người nghe có cảm tưởng như là họ đang ở trên bãi chiến trường. Ngày nọ Encho gặp Yamaoka Tesshu, một người thường sắp đạt đỉnh cao của Thiền. “Tôi hiểu,” Yamaoka nói “anh là người kể truyện hay nhất trong nước ta và anh làm người ta khóc hay cười khi anh muốn. Vậy hãy kể cho tôi nghe truyện Cậu Đào mà tôi yêu thích. Hồi còn bé tôi hay nằm ngủ bên cạnh mẹ, và mẹ hay kể cho tôi huyền thoại đó. Vào khoảng giữa truyện tôi hay thiếp ngủ. Hãy kể cho tôi như là mẹ tôi kể.” Encho không dám thử. Anh xin một tí thời gian để nghiên cứu. Vài tháng sau anh đến gặp Yamaoka và nói: “Cho tôi cơ hội để kể truyện cho anh.” “Để khi khác đi,” Yamaoka trả lời. Encho rất thất vọng. Anh nghiên cứu thêm và thử lại lần nữa. Yamaoka từ chối anh nhiều lần. Khi Encho bắt đầu nói Yamaoka liền chận lại và nói: “Anh chưa giống mẹ tôi.” Encho tốn mất 5 năm để có thể kể cho Yamaoka chu...

Thiền khơi lửa

Hakuin thường kể cho các đệ tử chuyện về một lão bà chủ một tiệm trà, ca ngợi sức thông hiểu Thiền của bà. Các đệ tử không tin lời thầy và đến tiệm trà để xem thực hư. Mỗi khi thấy họ đến, lão bà biết ngay là họ đến để uống trà hay tò mò về hiểu biết Thiền của bà. Nếu đến để uống trà, bà sẽ phục vụ tử tế. Nếu đến vì tò mò, bà sẽ gọi họ ra sau bức bình phong. Ngay lúc họ bước vào, bà sẽ dùng cây khơi lửa đánh họ. 9 phần 10 số đệ tử không thoát khỏi ăn đòn của bà. . Bình: • Điều ta suy nghĩ bên trong, thường bộc lộ ra ngoài, kể cả khi ta muốn che dấu. Đây là thân ngữ (body language). Thân ngữ thường bộc lộ tự nhiên, và người nhậy bén về thân ngữ có thể đọc được ý ‎ tưởng của người khác qua thân ngữ. Các điều tra viên giỏi thường rất nhậy cảm với thân ngữ. Các thiền sư rất tĩnh lặng thường nhậy cảm về mọi sự, kể cả thân ngữ. Tuy nhiên, giỏi đọc thân ngữ hay không cũng tùy người. • Đối với thiền sinh, tò mò về sức hiều biết thiền của người khác là một tội, vì nó chẳng giúp được gì cho thiề...

Mùi vị của thanh kiếm của Banzo

Hình ảnh
Matajuro Yagyu là con của một kiếm sĩ nổi tiếng. Cha của Matajuro tin rằng con mình quá tầm thường để có thể thành đại kiếm sĩ, nên từ con. Vì vậy Matajuro lên núi Mount Furata và tìm gặp kiếm sĩ lừng danh Banzo. Nhưng Banzo xác nhận sự định giá của người cha. “Cậu muốn học kiếm đạo của tôi?” Banzo hỏi. “Cậu không thể làm tròn các yêu cầu được đâu.” “Nhưng nếu con tập luyện chăm chỉ thì cần bao nhiêu năm để thành cao thủ?” cậu nhỏ kiên trì. “Cả đời cậu,” Banzo trả lời. “Con không đợi lâu thế được,” Matajuro giải thích. “Con sẵn sàng chịu đựng mọi cực khổ, nếu thầy bằng lòng dạy con. Nếu con trở thành người đầy tớ trung tín của thầy, thì sẽ tốn bao lâu?” “Ô, có thể là 10 năm.” Banzo lùi bước. “Cha của con đã già rồi, và con sẽ phải lo cho cha sớm thôi,” Matajuro tiếp tục. “Nếu con làm việc cực nhọc hơn rất nhiều, thì sẽ tốn bao lâu?” “Ô, có thể là 30 năm,” Banzo nói. “Sao vậy?” Matajuro hỏi. “Lúc đầu thầy nói 10 năm và bây giờ lên 30 năm. Con sẽ chịu bất kì cực khổ nào để thuần thục kiế...

Cú đầu lần cuối

Hình ảnh
Tangen đã học với Sengai từ hồi còn bé. Lúc lên 20 Tangen muốn rời thầy và thăm viếng các thầy khác để học đối chiếu. Nhưng Sengai không cho phép. Mỗi lần tangent nhắc đến chuyện đó, Sengai lại cho Tangen một cái cú đầu. Cuối cùng Tangen hỏi một sư huynh xin thầy hộ. Sư huỵnh làm được và cho tangent biết: “Xong rồi. Anh đã sắp xếp để em bắt đầu cuộc hành hương ngay lập tức.” Tangen đến găp Sengai để cám ơn thầy đã cho phép. Sư phụ trả lời Tangen bằng một cái cú đầu. Khi Tangen kể lại chuyện cho sư huynh, sư huynh nói: “Chuyện gì vậy? Thầy không thể cho phép xong rồi thay đổi ‎ý kiến. Anh sẽ nói với thầy như vậy.” Và sư huynh đến gặp thầy. “Thầy đâu có hủy phép,” Sengai nói. “Thầy chỉ muốn cho nó cái cú đầu cuối cùng, vì khi nó trở về nó sẽ giác ngộ và thầy không thể la mắng nó nữa.” . Bình: • Bài này tóm tắt triết lý giáo dục thiền tông mà ta đã quen thuộc trong những bài trước. Thầy dùng đủ hình thức giáo dục để giúp học trò tỉnh thức, từ dịu dàng nhẹ nhàng, đến la mắng, đập bàn, gõ n...

Đối thoại thiền

Hình ảnh
Thiền sư thường dạy học trò biểu lộ chính mình. Có hai thiền viện, mỗi thiền viện có một thiền sinh nhỏ. Một em, mỗi sáng đi mua rau, gặp em kia trên đường đi. “Bạn đi đâu đó?” một em hỏi. “Tôi đi nơi nào chân tôi đi,” em kia trả lời. Câu trả lời làm em này bối rối, nên em về hỏi thầy giúp đở. “Sáng mai,” thầy bảo em, “khi con gặp bạn, hỏi câu hỏi đó lại. Nó sẽ trả lời y như cũ, rồi con hỏi nó: ‘Nếu bạn không có chân, thì bạn đang đi đâu?’ Vậy sẽ chỉnh được nó.” Hai bé lại gặp nhau sáng hôm sau. “Bạn đang đí đâu dó?” em thứ nhất hỏi. “Tôi đi nơi nào gió thổi đi,” em kia trả lời. Câu trả lời này lại làm em choáng váng. Em mang thất bại về hỏi thầy. “Hỏi nó đang đi đâu nếu không có gió,” thầy chỉ. Hôm sau hai bé gặp nhau lần thứ ba. “Bạn đang đi đâu dó?” em thứ nhất hỏi. “Tôi đang đến chợ mua rau,” em kia trả lời. . Bình: • “Biểu lộ chính mình” là nói điều gì mình muốn nói, bằng cách mình muốn nói. “Tôi đi nơi nào chân tôi đi” hay “Tôi đi nơi nào gió thổi đi” cũng như chúng ta hay nói “Đ...

Khoảnh khắc - Đặng Long

Hình ảnh

Làm sao để viết một bài thơ Tàu

Hình ảnh
Một thi sĩ nổi tiếng của Nhật được hỏi làm thế nào để làm một bài thơ Tàu. “Thơ Tàu thường có 4 hàng,” thi sĩ giải thích. “Hàng đầu là câu đầu tiên; hàng thứ nhì là tiếp tục của câu đầu; hàng thứ ba bỏ chủ đề này và bắt đầu chủ đề mới; và hàng thứ tư liên kết ba hàng đầu với nhau. Một bài hát phổ thông của Nhật minh họa điều này: Hai tiểu thơ nhà bán lụa ở Kyoto Cô chị hai mươi em mười tám Chiến binh giết người bằng gươm dáo Hai cô giết người bằng đôi mắt . Bình: • Bốn câu thơ trong một bài tứ tuyệt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp. • Chính vì sắc đẹp có thể giết người mà khi Ryonen, sắc đẹp khuynh thành, xin đi tu thiền, cả thiền sư Tetsugya và Hakuo đều từ chối ngay lập tức. Ryonen phải dùng sắt nóng đốt mặt mình, hủy hoại nhan sắc vĩnh viễn, mới được Hakuo nhận làm đệ tử. Các thiền sư thường chẳng sợ gì cả, nhưng xem ra sợ sắc đẹp. • Sắc đẹp là một trong ba mục tiêu lớn của tham—tiền tài, sắc đẹp, và danh vọng. Phụ nữ tham sắc đẹp cho mình. Đàn ông tham chiếm hữu phụ nữ nhan sắc. Tham là...

Ba loại đệ tử

Một thiền sư tên Gettan sống vào cuối đời sứ quân Tokugawa. Thiền sư thường nói: “Có ba loại đệ tử: Loại truyền Thiền cho người khác, loại giữ gìn chùa chiền và bàn thờ, và rồi có phường giá áo túi cơm.” Gasan diễn tả cùng một y’ tưởng. Khi Gasan đang học với Tekisui, vị thầy này rất khắc nghiệt. Đôi khi thiền sư đánh Gasan. Các đệ tử khác không chịu lối dạy thế này và nghỉ học. Gasan ở lại với thầy, nói rằng: “Đệ tử dở dựa oai thầy. Đệ tử trung bình ái mộ sự hiền dịu của thầy. Đệ tử giỏi lớn mạnh trong kỹ luật của thầy.” . Bình: • Dù ngôn từ khác nhau, Gettan và Gasan diễn tả cùng một ‎ ý tưởng: Đệ tử giá áo túi cơm dựa oai thầy. Đệ tử trung bình giữ chùa chiền bàn thờ, ái mộ sự hiền dịu của thầy. Đệ tử giỏi truyền Thiền cho người khác, lớn mạnh trong kỹ luật của thầy. • Tùy theo vị thầy đào tạo loại đệ tử nào, vị thầy có cung cách dạy cho loại đệ tử đó. Dạy phường giá áo túi cơm thì “sao cũng được”. Dạy đám trung bình thì nhẹ nhàng. Đào tạo các bận thượng thừa thì cực kỳ khắt khe. Ch...

Phật sống và thợ làm bồn tắm

Hình ảnh
Các thiền sư cho giáo huấn cá nhân trong một phòng kín. Không ai vào phòng được khi thầy và trò đang ở trong đó. Nấm Bất Tử, tranh Mokurai Mokurai, thiền sư của thiền viện Kennin ở Kyoto, thích nói chuyện với các doanh nhân, nhà báo, cũng như với đệ tử của mình. Có một anh thợ làm bồn tắm gần như là thất học. Anh ta hay hỏi Mokurai một mớ các câu hỏi khùng điên, uống trà, rồi đi. Ngày nọ khi anh thợ làm bồn tắm đang ở đó Mokurai muốn giáo huấn cá nhân cho một đệ tử, nên thiền sư bảo anh thợ sang phòng khác đợi. “Tôi biết thầy là một vị Phật sống,” anh ta phản đối. “Ngay cả các ông Phật đá trong chùa không bao giờ từ chối bao nhiêu người đến trước các vị. Vậy tại sao tôi lại bị mời ra?” Mohurai phải đi ra khỏi phòng để gặp học trò. . Bình: • Mokurai, Takeda Mokurai (1854-1930), là Tiếng Sấm Tĩnh Lặng chúng ta đã nói đến trong bài  Tiếng vỗ của một bàn tay . • Dĩ nhiên là anh chàng thợ làm bồn tắm này vừa sai, vừa bất lịch sự, vừa gàn. Chịu thua là thượng sách. Người thông thái biết ...

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI XEM

Thiền chính là cuộc sống

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách