CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ UNG THƯ
Trước khi đi sâu vào từng phương pháp chữa ung thư không độc hại, tôi xin giới thiệu về chế độ ăn uống giành cho bệnh nhân ung thư. Nói về ăn uống với bệnh nhân ung thư, tồn tại nhiều quan điểm. Tuy vậy, điểm chung giữa các quan điểm là: hạn chế hoặc ngừng hẳn ăn thịt đỏ (bò, lợn…).
Thay đổi chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất trong việc áp dụng các phương pháp không độc hại để chữa bệnh ung thư. Nhiều bệnh nhân khỏi bệnh chỉ đơn giản bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Do vậy: chế độ ăn để chữa bệnh quan trọng ngang với chính việc chữa. Trong quá trình này, nếu không thay đổi chế độ ăn, thì thuốc sẽ hầu như không có tác dụng, hoặc tác dụng bị giảm đi rất nhiều. Thậm chí khi bệnh đã khỏi, nếu chúng ta trở lại chế độ ăn như cũ (tức là lại tạo ra môi trường cho tế bào ung thư phát triển), bệnh có thể trở lại bất cứ lúc nào.
Chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh ung thư (và hầu hết các bệnh mãn tính khác). Do vậy, để chữa nó, chế độ ăn là điều kiện tiên quyết giúp người bệnh có thể chiến thắng bệnh ung thư một cách lâu dài.
Trong việc chữa bệnh bằng các phương pháp này, ngoài nguyên tắc chung sẽ được nêu trong phần này, mỗi cách chữa có thể yêu cầu một chế độ ăn khác nhau, tùy thuộc vào mục đích mà các phương pháp đó muốn nhằm tới. Ví dụ: theo phương pháp của Dr. O. Young (phương pháp InnerLight – “Áng sáng nội tạng”) không cho phép người bệnh ăn bất cứ loại trái cây nào. Sở dĩ như vậy là vì phương pháp này nhằm vào việc nâng cao độ pH của cơ thể, làm cho các vi sinh vật chuyển sang trạng thái ngủ đông và tế bào ung thư chuyển thành tế bào thường. Nhưng trong các phương pháp khác, như phương pháp nhằm vào việc diệt tế bào ung thư thì khuyến khích bệnh nhân ăn trái cây. Trong nhiều loại trái cây có chứa một số lượng lớn các chất diệt tế bào ung thư (như các loại dâu).
Ngoài ra còn có các chế độ ăn khác như: Gerson, Kelly Metabolic, Moerman…Tuy nhiên, theo tôi, chế độ ăn của Gerson và Moerman tương đối khó thực hiện và không còn thật phù hợp với hiện tại. Điều quan trọng là mỗi bệnh nhân phải xác định, mình phù hợp và chịu đựng được chế độ ăn thế nào, trước khi bắt tay vào thực hiện việc chữa bệnh.
1. Thế nào là chế độ ăn chống ung thư:
theo quan điểm về chữa ung thư bằng các phương pháp không độc hại, đồ ăn uống được phân thành các loại sau:
1.1. Các loại đồ ăn có hại (không được ăn) :
- Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư (hoặc tạo môi trường) cho nó phát triển mạnh. Ví dụ: đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong (honey).
Các loại đồ ăn là nguyên nhân gây nên ung thư: mỡ hoặc bơ độc hại (bơ thực vật), khoai tây chiên, các thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Không ăn các loại dầu đã được xử lý bằng nhiệt độ cao.
Các loại đồ ăn là nguyên nhân gây nên ung thư: mỡ hoặc bơ độc hại (bơ thực vật), khoai tây chiên, các thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Không ăn các loại dầu đã được xử lý bằng nhiệt độ cao.
- Các loại đồ ăn cản trở các phương pháp chữa bệnh (chlorine, fluoride, các hóa chất độc hại, các chất có cồn, café…): kiểm tra kỹ để không ăn phải những thức ăn có chứa các hóa chất trên. Không nên sử dụng nước máy, mà dùng nước suối hoặc nước tinh khiết. Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì nên đun sôi trong 10 phút cho chlorine bay bớt, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.
- Các loại đồ ăn làm cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm nó không tập trung vào diệt tế bào ung thư (thịt đỏ, thịt gà tây…)
- Tuyệt đối không ăn lạc và hạt điều (vì chứa nhiều nấm).
- Không ăn ngũ cốc đã xát hết cám (gạo trắng, bột mì tinh chế…). Tuyệt đối không ăn khoai tây chiên. Không ăn bánh mì trắng hoặc bất cứ loại bánh nào làm từ bột tinh chế.
- Hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn các loại muối tinh chế. Chỉ ăn muối biển tự nhiên, chưa tinh chế (sea salt).
1.2. Các loại đồ ăn tốt cho việc phòng và chữa ung thư:
- Các loại rau xanh (bao gồm lá lúa mì non, lá lúa mạch non), các loại rau củ tươi, nhất là rau mầm nên là loại thức ăn cơ bản quan trọng nhất cho bệnh nhân ung thư. Nước ép rau và củ giúp cho cơ thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn. Nước rau củ ép phải được uống ngay khi vừa ép xong. Ăn rau cũng quan trọng không kém, vì nó cung cấp chất xơ cho bệnh nhân. Phải ăn và uống nước rau xanh (ép sống) với cả 3 bữa ăn trong ngày. Danh sách các loại rau bệnh nhân ung thư cần ăn như sau: súp lơ (xanh và trắng), măng tây, bắp cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, cà (không ăn cà muối), bí (rau và quả), các loại đậu (rau), ớt (xanh, đỏ, vàng), cải xoăn, rau diếp, mướp tây, mùi tây, hành, củ cải, cải xoong, các loại rong và tảo biển, cây lúa mì và cây lúa mạch non, mầm đậu và ngũ cốc. Ăn nhiều hành và tỏi (sống).
- Hạt: ăn nguyên hạt (sống) hạnh nhân, hạt bí, hạt dưa, hạt lanh (flaxseed).
- Các loại bột chế từ cây lúa mì, lúa mạch non hoặc từ mầm hạt là thức ăn rất quan trọng với bệnh nhân ung thư.
- Ăn các loại đậu để cung cấp đạm và chống giảm cân, nhưng không nên ăn nhiều quá.
- Tảo Chlorella và Spirulina chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy tác dụng của các chất chống ung thư.
- Dược thảo: nên sử dụng các loại trà hoặc lá dược thảo (gừng tươi, bạc hà, sả, lá chanh…)
2. Cách chế biến đồ ăn cho bệnh nhân ung thư:
2.1. Đối với người còn có thể ăn uống bình thường: với rau củ tốt nhất là rửa thật sạch và ăn sống. Nếu không thể ăn sống thì chỉ nên hấp sơ. Nấu chín sẽ làm mất toàn bộ các enzymes, nhiều vitamins và muối khoáng. Với điều kiện Việt Nam, vì sợ giun sán, nếu bạn không thể tìm được nguồn rau sạch, thì chỉ nên ăn sống các loại củ sau khi gọt vỏ. Xu hào, cà rốt, dưa chuột, củ cải đỏ, củ cải thường, ớt Đà lạt, rau mầm…đều nên ăn sống. Nếu ai may mắn có vườn, nên tự trồng các loại rau xanh để ăn sống cho đảm bảo. Có thể ăn hầu hết các loại trái cây, rau , củ, uống các loại nước củ, rau ép (tuyệt đối không cho đường). Không uống nước trái cây ép, mà chỉ ăn nguyên quả.
2.2. Hầu hết các chế độ ăn chữa ung thư đều khuyên không nên ăn thịt, cá, trứng (toàn bộ các loại thịt đỏ). Vì vậy ngoài các thực phẩm chữa bệnh, người bệnh có thể ăn cháo hoặc cơm (luôn sử dung các loại gạo lức hoặc gạo còn nguyên cám) với các loại rau (tốt nhất là ăn sống hoặc hấp).
2.3. Với những người đã quá yếu, có thể xay cháo và các loại trái cây để ăn, đồng thời uống các loại nước củ ép (xin nhắc lại – tuyệt đối không cho đường).
2.4. Không sử dụng nước máy để làm đồ ăn (vì nước máy có chlorine và fluoride). Có thể sử dụng nước tinh khiết, nước suối (không có gas). Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì phải đun sôi trong 10 phút để chlorine bay hết, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.
3. Các quan điểm khác nhau về chế độ ăn cho người bệnh ung thư:
vì thời gian chữa bệnh có thể kéo dài hàng năm, thậm chí kề cả khi đã khỏi bệnh vẫn nên áp dụng chế độ đó, nên việc quyết định chế độ ăn uống quan trọng không kém việc chọn phương pháp chữa bệnh. Tất cả các chế độ ăn đều bao gồm rau, củ, hoa quả, hạt và ngũ cốc. Khuyến khích uống sữa ngũ cốc (rice, oat, quinoa, almond milks) hoặc sữa dê thay cho sữa bò. Ở đây, tồn tại ba quan điểm chính về về chế độ ăn:
- Chế độ ăn hoàn toàn không có sản phẩm động vật: đây là chế độ ăn tốt nhất, nếu bệnh nhân có thể thực hiện được: chỉ ăn rau củ, hạt, hoa quả và ngũ cốc còn nguyên cám. Chế độ ăn này rất khắc nghiệt, khó thực hiện lâu dài. Cách ăn chay này hoàn toàn không giống với cách ăn chay của người Việt nam, vì không cho phép chiên hoặc xào, mà hầu hết chỉ toàn ăn sống và hấp. Nếu ai quyết định chọn chế độ ăn này, nên biết trước là sẽ rất khó thực hiện.
- Chế độ ăn theo kiểu Nam Âu: không ăn thịt đỏ. Ngoài ăn rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám, có thể ăn thêm một ít cá và thịt gà (không chiên, rán mà chỉ nên hấp hoặc luộc).
- Chế độ ăn theo quan điểm các bệnh viện tại Đức: một tuần có thể ăn thịt hoặc cá một lần, thời gian còn lại: ngoài rau, củ, quả, ngũ cốc…, có thể ăn các sản phẩm sữa như: sữa tươi, yogurt, phomai (tỉ lệ chất béo càng ít càng tốt).
Nhận xét
Đăng nhận xét