Thiền là một nghệ thuật sống. vì vậy học Thiền là học về nghệ thuật sống! Làm sao để mình có được những giây phút thoải mái cho cái thân của mình, có giây phút thoải mái cho cái Tâm của mình.
Một số người vẫn tưởng rằng các thiền sư là những người rất nghiêm khắc, có cuộc sống cách biệt và hoàn toàn thoát ly khỏi những gì thuộc về thế giới phàm tục này. Trong thực tế, điều đó không đúng. Thiền không phải là một sự thoát ly ra khỏi bể khổ của cuộc đời, mà là một sự rèn luyện, một nghệ thuật sống giúp chúng ta chuyển hóa những đau khổ của cuộc sống để đạt đến an lạc, hạnh phúc ngay chính trong những điều kiện bình thường của cuộc sống. Vì thế, nếu bạn thực hành thiền quán và không cảm thấy được sự an lạc, hạnh phúc ở một mức độ nào đó, có thể là bạn đang gặp phải vấn đề trong công phu tu tập. Một trong những mối lo của người đến với thiền là không gặp được bậc thầy chân chính, sáng suốt để dẫn dắt. Quả thật, một vị minh sư có ý nghĩa rất lớn lao đối với người tìm học vì sẽ giúp chúng ta không rơi vào chỗ lầm đường lạc lối. Tuy nhiên, việc đi tìm một bậc minh sư không phải lúc nào cũng có thể thành công. Hơn thế nữa, làm thế nào để phán đoán là mình đã gặp được mi...
Jiun, một thiền sư thời Sứ Quân, là một học giả tiếng phạn Sanskrit nổi tiếng đời Tokugawa. Khi còn trẻ, Jiun thường thuyết giảng cho các thiền sư khác. Mẹ Jiun nghe điều này và viết cho chàng một lá thơ: “Con, mẹ không nghĩ là con muốn theo Phật vì con muốn trở thành một quyển tự điển sống cho mọi người. Chẳng có giới hạn nào cho thông tin và lý giải, vinh quang và danh dự cả. Mẹ mong con bỏ hết các việc thuyết giảng này. Vào tu trong một thiền am nhỏ tại một góc núi xa. Dùng thời gian để thiền và nhờ đó mà có thể giác ngộ.” Bình: • Tokugawa Yoshinobu (28.10.1837-22.11.1913) là Sứ Quân (Shogun) cuối cùng của Nhật Bản, cho đến ngày chế độ sứ quân chấm dứt (1868). Jiun (1718-1804) là một vị sư Chân Ngôn Tông (Shingon) và là một nhà cải tổ Phật giáo thời Tokugawa ở Nhật. • Đừng lệ thuộc vào ngôn từ để tìm trí tuệ và chân lý. Chữ nghĩa ngôn từ rất giới hạn, hơn nữa lại tạo ra rối rắm nhiều hơn là trí tuệ. Khi anh chị yêu nhau, chỉ nhìn nhau không nói mà có thể hiểu nhau sâu thẳ...
Tetsugen, một người sùng mộ Thiền ở Nhật, quyết định sẽ ấn hành kinh sách, vào thời kinh sách chỉ có bằng tiếng Hán. Sách phải in với những khối khắc gỗ, bảy ngàn bản in một lần, tốn rất nhiều công sức. Tetsugen bắt đầu đi khắp nơi và quyên góp tiền bạc. Vài người ủng hộ cho vài trăm đồng vàng, nhưng thường thì Tetsugen chỉ nhận được vài xu lẻ. Ông cám ơn mỗi người bố thí với lòng tri ân như nhau. Sau mười năm Tetsugen đã có đủ tiền để bắt đầu in. Nhưng vào lúc đó Sông Uji gây lụt lội. Nạn đói theo sau. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp cho sách để giúp mọi người khỏi chết đói. Rồi ông lại bắt đầu quyên góp tiền. Bảy năm sau một trận dịch lan khắp nước. Tetsugen lại dùng tiền quyên góp, để giúp mọi người. Ông lại quyên góp tiền lần thứ ba, và sau 20 năm ước mơ của ông thành hiện thực. Những khối gỗ khắc in những bản kinh đầu tiên ngày nay còn trưng bày trong tu viện Obaku ở Kyoto. Người Nhật dạy con cái họ là Tetsugen in ba bộ kinh, và hai bộ đầu vô hình vượt trội hơn cả bộ cuối cùng. ...