Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2015

Lời nguyện của người con hiếu

Đã hơn một tuần rồi, vị Thánh nữ buồn rầu ủ ê, ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc, vì mẹ nàng vừa từ biệt cõi đời. Gọi nàng là Thánh nữ, bởi vì nàng là một người tu hành đoan chánh, rất hiếu thảo với cha mẹ và tử tế với mọi người. Tuy nàng thuộc dòng dõi quí tộc Bà-la-môn, song lại tu theo đạo Phật, ăn ở rất phúc hậu nên được nhân dân địa phương kính nể và mến phục mà tôn xưng là Thánh nữ. Vị Thánh nữ thương mẹ lắm, song không phải là nàng thương vì mẹ nàng không còn ở cõi đời. Vốn là bậc tu hành chân chánh, nàng đã hiểu rõ lẽ sống chết như thế nào rồi. Đối với nàng, sự sống chết thật ra không làm cho nàng bi lụy xót xa cho lắm, nhưng nàng thương mẹ vì một lẽ khác. Lúc còn sinh thời, mẹ nàng vốn theo ngoại đạo, tà giáo, không tin Phật pháp, không kính Tam bảo, không tin nhân quả, luân hồi, thường sát sanh hại vật, ăn ở tàn ác với mọi người, nói lời không chân thật. Đã nhiều lần, nàng cố sức khuyên can, mong khai mở chánh kiến cho mẹ nhưng mẹ nàng không chịu tin theo. Vì hiểu rõ lý...

Voi chúa nuôi dưỡng voi mẹ

Thời quá khứ, Bồ Tát tiền thân của đức Phật Thích-ca sanh làm voi chúa lông trắng, có đàn tùy tùng gồm có 84.000 con voi. Voi Bồ Tát nuôi dưỡng mẹ già đui mù trong khu rừng núi Himavanta. Về sau, Bồ Tát voi chúa từ bỏ đàn voi, dẫn voi mẹ đến chân núi Candorana, để voi mẹ trong động gần hồ sen. Hằng ngày, Bồ Tát mang thức ăn về phụng dưỡng voi mẹ. Khi ấy, một người thợ săn dân thành Bàrànasì bị lạc đường trong rừng sâu suốt 7 ngày, không biết đường trở về, đi lạc đến chỗ ở của voi chúa. Bồ Tát liền chở người này trên lưng của mình với tâm từ bi, đưa anh ta ra khỏi rừng đến địa phận của loài người mới thả xuống, rồi trở về chỗ ở của mình. Người thợ săn vô ơn kia đi thẳng đến kinh thành xin vào yết kiến đức vua rồi tâu rằng: – Tâu bệ hạ, kẻ tiện dân đi săn trong rừng có thấy một voi chúa lông trắng xứng đáng làm phương tiện của hoàng thượng. Trong triều đình, bạch tượng của đức vua đã qua đời, chưa tìm ra bạch tượng khác. Khi nghe người thợ săn tâu, đức vua rất hoan hỉ, liền truyền lệnh c...

Chim vẹt nhân từ

Thời quá khứ, miền đông bắc xứ Magadha, có rất nhiều con vẹt sống trong khu rừng lớn gần núi. Thời ấy, Bồ Tát tiền thân của đức Phật Thích-ca sanh làm chim vẹt chúa rất xinh đẹp, thường tha đồ ăn từ rừng núi Himavanta đem về phụng dưỡng cha mẹ. Trong làng Sàlindiya, có người bà-la-môn dòng Kosiya gieo trồng lúa Sàli trên một thửa ruộng lớn cả 100 mẫu, có cho người trông nom canh gác giữ gìn đám lúa ấy. Chim vẹt chúa cùng với bầy chim rất đông bay đáp xuống ruộng ăn lúa Sàli, mà người trông nom canh gác không thể nào ngăn cấm được. Bầy chim vẹt ăn no đủ bay về, riêng có một con chim vẹt chúa không những ăn no đủ rồi, mà còn tha lúa Sàli bay về nữa. Người trông nom canh gác ruộng lúa trình với ông chủ. Người bà-la-môn bảo rằng: – Nếu như vậy, ngươi hãy đặt bẫy rập chờ chim vẹt chúa đáp xuống, bắt sống nó đem về đây cho ta. Người trông nom canh gác tuân theo lệnh ông chủ, bắt sống được chim vẹt chúa đem trình đến ông chủ. Vừa nhìn thấy con chim vẹt chúa, ông bà-la-môn sanh tâm thương yêu ...

Chuyện kên kên chúa

Thời quá khứ, Bồ Tát tiền thân của đức Phật Thích-ca sanh làm con kên kên chúa phụng dưỡng cha mẹ già đui mù ở động kên kên. Hằng ngày, kên kên chúa tìm thịt tha về phụng dưỡng cha mẹ. Một hôm, người thợ săn tên Nilìya đặt bẫy trong nghĩa địa gần thành Bàrànasì, Bồ Tát đi tìm thịt trong nghĩa địa chẳng may bị mắc bẫy. Ngài không hề nghĩ đến mình, mà nằm nghĩ đến cha mẹ già đui mù nên than vãn rằng: “Song thân già đui mù của ta sẽ ra sao? Song thân không biết ta đã bị mắc bẫy, rồi song thân không có nơi nương nhờ, không có vật thực, rồi song thân ta sẽ chết khô trong động mà thôi!”. Người thợ săn lắng nghe con kên kên than khóc bèn hỏi rằng: – Này kên kên, người than khóc gì vậy, ta chưa từng thấy, chưa từng nghe loài chim lại nói được tiếng người như vậy? Kên kên chúa đáp rằng: – Này người thợ săn, tôi có phận sự lo phụng dưỡng cha mẹ già đui mù ở trong động, bây giờ tôi đã bị mắc bẫy của người rồi, cha mẹ của tôi sẽ ra sao? Người thợ săn hỏi: – Này kên kên, người đời thường nói rằng: ...

Người nghèo Sutana hiếu dưỡng cha mẹ

Thời quá khứ, trong kinh thành Bàrànasì, Bồ Tát Sutana tiền thân của đức Phật Thích-ca là một người nghèo làm thuê phụng dưỡng cha mẹ. Khi cha qua đời, lại lo việc phụng dưỡng mẹ. Vào thời ấy, đức vua trong kinh thành Bàrànasì có thú săn nai. Một hôm, vua ngự cùng các quan vào rừng, truyền lệnh rằng: – Nai chạy về hướng người nào, người ấy phải bắt cho được. Khi ấy, một con nai chạy về phía vua. Vua lấy cung tên bắn, con nai giả bộ trúng tên nằm lăn xuống đất. Vua vừa đến bắt, con nai lại đứng dậy bỏ chạy. Vua đuổi theo kịp, dùng gươm chặt ra làm 2 phần, lấy cây gánh quay trở lại. Vì mệt quá, nên vua ghé lại gốc cây da, định nằm nghỉ một lát mới đứng dậy trở về. Tại cây da ấy, có quỷ dạ-xoa tên là Maghadeva thường trú nơi ấy, hiện ra nắm tay vua bảo rằng: –– Hãy đứng lại! Hôm nay nhà ngươi là vật thực của ta. Đức Vua hoảng sợ hỏi rằng: – Ngươi chỉ ăn thịt ta ngày hôm nay thôi, hay ngươi ăn thịt hằng ngày? Dạ xoa đáp rằng: – Khi có thịt, ta sẽ ăn hằng ngày. Vua nói rằng: – Ta là đức vua...

Phụng dưỡng cha mẹ thoát khỏi nạn chết

Trong thời quá khứ, Bồ Tát Suvannasàma là tiền thân đức Phật Thích-ca, là vị đạo sĩ phụng dưỡng cha mẹ. Cha mẹ ngài đều là hai vị đạo sĩ mù, trong khu rừng lớn gần bờ sông Migasammatà. Vào thời kỳ ấy, đức vua Pìliyakkha trị vì kinh thành Bàrànasì. Đức vua có thú săn nai ăn thịt; một mình ngự vào rừng núi Himavanta, nhìn thấy dấu chân nai trên đường đi lấy nước uống, nước dùng của đạo sĩ Suvannasàma. Đức vua liền ẩn mình một nơi, nhìn thấy Bồ Tát cùng với một đàn nai đi chung quanh trên đường lấy nước trở về vào lúc buổi chiều. Vua giương cung bắn mũi tên có tẩm thuốc độc trúng Bồ Tát. Bồ Tát nằm quỵ xuống đau đớn quằn quại, cất tiếng than vãn thống thiết dịu dàng; chỉ nghĩ đến cha mẹ già đui mù không ai hái trái cây chín, đem nước uống, nước dùng về phụng dưỡng. Lắng nghe lời than vãn, đức vua nghĩ rằng: vị đạo sĩ này, dù bị bắn trúng mũi tên độc đau đớn quằn quại mà không có một lời trách móc ta, chỉ nghe lời than vãn dịu dàng êm ái. Đức Vua liền ngự đến, nhìn thấy Bồ Tát đang đau khổ...

Tỳ kheo phụng dưỡng cha mẹ

Có một người con trai của gia đình phú hộ trong kinh thành Sàvatthi, khi đến nghe đức Phật thuyết pháp liền phát sanh đức tin trong sạch, xin phép cha mẹ xuất gia trở thành tỳ-kheo.  Sau khi trở thành tỳ-kheo, người ấy cùng sống với vị thầy đã tế độ cho mình trong suốt 5 năm, học và thực hành các pháp môn giới, định, tuệ.  Sau đó, tỳ-kheo ấy xin phép thầy rời khỏi ngôi chùa Jetavana đi đến một nơi xa ở trong rừng để hành đạo.  Trong khi đó, gia đình ông bà phú hộ gặp cảnh sa sút, tài sản dần dần khánh kiệt, cho đến nỗi hai ông bà phải đi ăn xin, nương nhờ dưới mái nhà của người khác để sống qua ngày.  Nghe tin cha mẹ của mình lâm vào cảnh khổ, vị tỳ-kheo ấy nghĩ rằng: “Ta đã hành đạo suốt 12 năm qua, mà vẫn chưa chứng đắc Thánh quả nào; có lẽ ta là người chưa có đủ pháp hạnh Ba-la-mật. Vậy, ta nên hoàn tục trở về lo phụng dưỡng cha mẹ già đang lâm vào hoàn cảnh khổ, và làm phước thiện bố thí, giữ giới, hành thiền... để tạo duyên lành cho kiếp sau.”  Nghĩ xong, v...

Hòa Thượng Cua - Thiền Sư Tông Diễn

Hình ảnh
Ngày xưa, ở miền Bắc nước ta có một chú bé mồ côi cha sống với mẹ tại một miền quê hẻo lánh. Năm chú được 12 tuổi, bà mẹ vẫn còn buôn bán tảo tần nuôi con. Một hôm, trước khi mang hàng ra chợ bán, bà mẹ trao cho con một giỏ cua đồng, bảo giã ra nấu canh làm cơm trưa. Chú bé y lời mẹ dặn mang giỏ cua ra làm. Bất ngờ, vừa sắp giáng chày đập con cua đầu tiên, thấy con vật quýnh quáng, quờ quạng tìm đường sống, chú bé chợt động lòng bi mẫn, không nỡ tiếp tục, liền đem giỏ cua ra trút xuống ruộng. Tan chợ, bà mẹ mang hàng về. Nhìn mâm cơm đạm bạc, bà ngạc nhiên hỏi: – Thế, món canh cua đâu? Chú bé ấp úng: – Khi sáng con mang cua ra làm, thấy chúng nó khóc, con thương quá, nên thả hết rồi mẹ ạ! Vừa đói, vừa giận, bà mẹ vơ lấy cây đũa bếp, gõ cho con một cái, chú bé hoảng sợ co giò chạy ra khỏi nhà. Chú đi, đi mãi và xa mẹ từ đó. Ba muơi năm đã qua, bà mẹ đã già nua, vẫn bán hàng từng buổi chợ để mưu sinh. Một hôm đang buổi chợ, bà gặp một vị tăng trung niên, ghé qua hàng hỏi thăm gia thế và...

Vì sao người lương thiện đời sống vẫn trắc trở?

Hình ảnh
– Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy. Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời: – Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự. Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói: -Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà! Thầy trả lời: -Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy n...

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI XEM

Thiền chính là cuộc sống

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách