Thảnh Thơi

Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan. Chỉ có một cõi lòng bình an và hạnh phúc với chính nó mới đích thật là nhu yếu sâu sắc nhất của con người. Cho nên trong truyền thống Phật giáo hay nói đến từ " An lạc". Bình an sẽ đưa đến hp. Bình an càng lớn thì hp càng lớn. Bình an là sự dừng lại mọi mong cầu và chống đối. Nó chấp nhận mọi điều kiện diễn ra trong thực tại một cách tự nhiên đầy bao dung và hiểu biết. Hạnh phúc mà không có bình an là hạnh phúc giả tạm. Nó chỉ là sự thỏa mãn nhất thời nhưng để lại tàn dư là nỗi cô đơn day dứt. Có nhiều khi ta thấy lòng mình thật bình an và hp nhưng ta hãy nhìn kỹ lại, có phải mình đang sống trong những điều kiện quá thuận lợi như:  Công việc ổn định, những người thân rất hiểu và rất thương. Ko có bất cứ sự tấn công hay tổn thất nào, cũng chẳng có 1 điều gì đáng phải bận tâm giải quyết cả. Tuy ta đã bằng lòng với thực tại nhưng ta vẫn đứng trên nền tảng của sự vay mượn! Chỉ khi nào ta sống trong những nghịch cảnh mà vẫn vui vẻ chấp nhận và ta không còn đòi hỏi gì ở bên ngoài nữa thì lúc ấy cái bình an và hp kia là thật sự của ta.
Đó là cái an lạc chơn thật. Và chỉ có nó mới chứa đựng tính chất thảnh thơi! Ko có an lạc thì ko có thảnh thơi. An lạc càng lớn thì thảnh thơi càng lớn. Trong truyền thống hay nói đến từ giải thoát hoặc tự do! Theo nghĩa là ta đã vượt thoát sự khống chế, ràng buột của một đối tượng hay hoàn cảnh nào đó! Có khi phải lìa xa cả thế giới này mới giải thoát được. Trong khi thảnh thơi thì không cần chạy đi đâu cả. cũng ko cần xua đuổi đối tượng hay hoàn cảnh nào cả! Ta vẫn sống ung dung tự tại giữa khó khăn ràng buột bởi vì những phiền não mong cầu và chống đối trong ta đã rơi rụng, lòng ta giờ nhẹ như mây trôi mãi giữa không gian vô tận mà không có gì có thể ngăn ngại được. Nếu ta nói rằng, bây giờ ta đâu có rãnh rang còn qua nhiều việc để làm phải đương đầu với muôn ngàn áp lực thì làm sao thảnh thơi cho được. Nói kiểu đó thì ta chỉ có khái niệm về thảnh thơi chứ chưa thực sự cảm nhận trực tiếp hương vị của sự thảnh thơi. Làm sao ta tin chắc rằng khi ta giải quyết xong những hoàn cảnh kho khăn trước mắt, hoàn thành những dự án kế hoạch, đạt được nhưngx tâm niệm thì ta sẽ được thảnh thơi. Ta đã tập dượt cho mình thói quen căng thẳng, lo lắng, suy tưởng mông lung, bỏ hình bắt bóng, đứng ngồi không yên thì dù hoàn cảnh lắng dịu rồi ta cũng không tài nào lắng dịu nổi. Cũng lại kiếm chuyện để lăng xăng. Vấn đề là ta phải có ý thức giữ Tâm chứ không giữ cảnh thì ta mới có thể chạm tới sự thảnh thơi được. Tuy ta còn cần tới vài điều kiện tiện nghi bên ngoài nhưng nó chỉ là phương tiện tạm thời chứ không phải là mục đích chính của cuộc đời ta. Mà cái chính yếu ta không tiếp xúc được ngay bây giờ, ta cứ hẹn lần, hẹn lựa ở tương lai thì chừng nào ta mới tiếp xúc được. Còn đùng đẩy cho tương lai là chưa ý thức được sâu sắc của sự thảnh thơi! Ta vẫn còn nghĩ thảnh thơi thuộc về sự thuận lợi của hoàn cảnh bên ngoài chứ không phải chính nơi Tâm mình. Vì vậy ta có thể nói thảnh thơi là ngây bây giờ hoặc không bao giờ.  Bây giờ mà ta không biết cách thảnh thơi vẫn bị hoàn cảnh lôi kéo và khống chế. Dù đó là hoàn cảnh đặc biệt cỡ nào thì ta sẽ không bao giờ nắm được sự thảnh thơi trọn vẹn. Dĩ nhiên nếu ta chưa đủ giỏi, chưa gạn lọc sạch hết những cấu bẩn phiền nào thì thảnh thơi cũng có giới hạn, sẽ khi đầy, khi vơi. Nhưng bắt buộc ta phải đang đứng trên con đường thảnh thơi chứ không phải đứng trên con đường khác, nghĩa là thảnh thơi phải luôn có mặt trong từng bước đi chứ không phải nằm cuối con đường. Tại vì sự thật, không có con đường nào đưa tới sự thảnh thơi mà bản thân nó không thảnh thơi. "Rủ nhau đi cấy, đi cầy. Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu". Chắc ai trong chúng ta cũng quen thuộc những câu ca dao này. Chữa " Phong lưu" có nghĩa đen là gió cuốn trôi tất là phải nhẹ lắm thì gió mới cuốn đi được. Còn nghĩa bóng là sự sung sướng, thoải mái không phải lo toan gì nữa vì ta thấy mình còn thiếu thốn nhiều thứ. Ta không tin rằng với bấy nhiêu điều kiện mà mình đang sở hữu là có thể hạnh phúc nên ta cứ tự nhủ, thôi ráng cầy bừa, cực khổ đi rồi ngày mai sẽ hưởng. Ngày mai mình sẽ hưởng cái gì? Có kho thóc vàng rồi mình sẽ ăn sung mặc sướng. Nhưng liệu nó có chan trải hết những nhu cầu về hạnh phúc của con người không! Nó giải quyết nỗi những buồn tủi, lo toan, phản bội hay tuyệt vọng không. Đó là chưa nói khi no ấm rồi thì ta lại hay sanh tật.Trong điều kiện thuận lợi con người thường hay dễ dãi với chính mình, tự mình thưởng cho công lao làm việc khó nhọc của mình bằng những chuyến đi hoang bất tận. Trong khi cực không nhất thiết phải đưa tới khổ. Nếu mình chấp nhận được cái cuẹc nhọc đó thì mình ý thức rằng muốn hưởng thì phải làm. Không có cái xung sướng bền vững nào từ trên trời rớt xuống cả. Cái cực nhọc sẽ tôi luyện cho thể chất và tinh thần mình vững chắc nên mình sẽ không than van, không trả giá hay không tìm cách tránh né nó. Cái khổ thường có là do mình không thích nó. Mình muốn nó đừng có mặt mà nó vẫn tới.Nhưng hai câu ca dao sau thật hay, thật giá trị. "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu...Còn tiếp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp nâng nhiệt độ cơ thể (Hyperthemia) || Bệnh Ung thư

Học Yoga ở đâu Quận 7?

Khoảng cách bắt đầu từ trái tim

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách

Miso chua

Thiền chính là cuộc sống

BÀI VIẾT NHIỀU NGƯỜI XEM

Thiền chính là cuộc sống

Lời khuyên của mẹ

Ấn hành kinh sách