Thịnh vượng thật
Một người giàu nhờ Sengai viết vài chữ cho thịnh vượng của gia đình ông ta, để gia đình có thể xem đó như báu vật truyền từ đời này sang đời kia.
Sengai lấy một tờ giấy lớn là viết: “Cha chết, con chết, cháu chết.”
Sengai lấy một tờ giấy lớn là viết: “Cha chết, con chết, cháu chết.”
Ông nhà giàu nổi giận. “Tôi hỏi thầy viết vài chữ cho hạnh phúc gia đình tôi! Tại sao thầy làm chuyện giễu thế này?”
“Đâu có chuyện giễu,” Sengai giải thích. “Nếu trước khi anh chết mà con anh chết, anh sẽ rất đau khổ. Nếu cháu anh chết trước khi con anh chết, cả anh và con anh sẽ rất đau lòng. Nếu gia đình anh, từ đời này sang đời kia, chết theo thứ tự tôi viết, đó sẽ là dòng tự nhiên của cuộc đời. Tôi gọi đó là thịnh vượng thật.”
.
.
Bình:
• Người giàu nhờ viết vài chữ về thịnh vượng: Đây cũng chính là câu hỏi Cái gì quí giá nhất thế gian mà một thiền sinh đã hỏi thiền sư Sozan. Sozan trả lời “Đầu con mèo chết”, và trong bài này thì cũng trả lời câu hỏi về thịnh vượng bằng ba chữ chết.
Cuộc đời phù du, mộng ảo bọt bóng, chẳng có gì là giá trị, chẳng có gì là thịnh vượng, mọi sự, ngay chính cả ta, có đó rồi chết đó.
• Tất cả mọi sự ở đời đều không chắc, chẳng có thịnh vượng nào bền vững. Chỉ có cái chết là ta nắm chắc trong tay.
• Chết thì không vui. Cho nên, những cái chết càng ít buồn thì đó chính là càng hạnh phúc.
Chính vì vậy mà các thiền sư thường sắp xếp phút cuối của đời mình nhẹ nhàng như một chuyến về nhà. Các bài thơ trước khi chết của các thiền sư thường xem rất nhẹ đời sống, như Bài thơ cuối cùng của Hoshin.
Tôi đến từ sự sáng
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Kaa!
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Kaa!
• Dù vậy, xem ra các thiền sư hay bị ám ảnh bởi cái chết, vì hay lấy “chết” ra trả lời cho nhiều câu hỏi khác nhau?
Từ “ám ảnh” thì hơi nhiều cảm tính, nên không được khách quan lắm. Nhưng, sự thật là đối với mỗi người chúng ta, và trong tất cả mọi truyền thống tâm linh của con người, sự chết là một sự kiện quan trọng của đời sống. Sinh là khởi đầu, tử là điểm cuối, của cuộc đời của ta ở thế giới này. Ta không kiểm soát được sự sinh của ta, nhưng ta có thể dành cả đời để chuẩn bị cho sự tử, dù là ta có nghĩ đến “chuẩn bị” hay không.
Đời là một cuộc thi. “Chết” là tiếng kẻng báo giờ thi đã hết. Sau đó là đỗ hay rớt, lên lớp hay xuống lớp. Cho nên, dù là không sợ chết, sự chết vẫn quan trọng với mỗi người chúng ta—điểm cuối cùng của một cuộc chạy đường dài.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Nhận xét
Đăng nhận xét