Lư hương
Một phụ nữ ở Nagasaki tên Kame là một trong số rất ít nghệ nhân làm lư hương ở Nhật. Mỗi lư hương là một tác phẩm nghệ thuật, chỉ đặt trong phòng trà, trước bàn thờ gia đình.
Trước Kame, bố của chị đã là một nghệ nhân như vậy, và Kame rất mê uống rượu. Chị cũng hút thuốc và giao tiếp với đàn ông thường xuyên. Khi nào có được ít tiền, chị làm tiệc mời nghệ sĩ, thi sĩ, thợ mộc, lao động, đàn ông đủ mọi ngành nghề chính cũng như nghề tay trái. Nhờ giao thiệp với đàn ông, Kame triển khai các thiết kế nghệ thuật của chị.
Trước Kame, bố của chị đã là một nghệ nhân như vậy, và Kame rất mê uống rượu. Chị cũng hút thuốc và giao tiếp với đàn ông thường xuyên. Khi nào có được ít tiền, chị làm tiệc mời nghệ sĩ, thi sĩ, thợ mộc, lao động, đàn ông đủ mọi ngành nghề chính cũng như nghề tay trái. Nhờ giao thiệp với đàn ông, Kame triển khai các thiết kế nghệ thuật của chị.
Kame làm việc rất chậm, nhưng khi một tác phẩm đã xong nó luôn luôn là một đại tác phẩm. Các lư hương của chị được qúy trọng trong các gia đình mà phụ nữ không bao giờ uống rượu, hút thuốc, hay giap tiếp tự do với đàn ông.
Có một lần thì trưởng thành phố Nagasaki nhờ chị làm một lư hương cho ông. Chị trì hoãn cả nửa năm. Rồi thị trưởng được thăng chức vào một chức vụ tại một thành phố khác, đến thăm chị. Ông hối chị khởi sự làm lư hương cho ông.
Cuối cùng cũng tìm ra hứng khởi, Kame làm lư hương. Sau khi hoàn tất, chị đặt nó trên bàn. Ngắm nghía thật lâu và cẩn thận. Chị hút thuốc và uống rượu trước nó như là trước mặt bạn bè. Chỉ quan sát nó cả ngày.
Cuối cùng, cầm cái búa, chị đập nó thành từng mảnh vụn. Chị thấy nó không được hoàn toàn như tâm chị đòi hỏi.
.
.
Bình:
• Kame sống theo cách mà người đời cho là bậy bạ, là xấu, nhất là vào thời xưa.
Kame tạo ra cái mà người đời tôn trọng nhất trong nhà—đặt trước bàn thờ tổ tiên để đốt hương.
Vì sao?
Vì cách sống của Kame cho Kame ý tưởng sáng tạo (từ các người bạn nam), và vì Kame đặt hết tim óc vào việc sáng tạo. Chị tuân theo kỹ luật sáng tạo—có hứng khởi mới làm, không hứng không làm.
Dù là thị trưởng đặt hàng thì hứng không có là không có, và không có hứng thì không làm, kể cả làm cho thị trưởng.
Làm xong, không ưng ý là đập bỏ, dù thị trưởng đã đợi hơn 6 tháng rồi.
• Sản phẩm của tim óc đến từ khả năng của tim óc lấy chất liệu từ chính cuộc sống của mình—dù đó là cuộc sống người khác cho là xấu–và biến chất liệu đó thành sản phẩm với kỹ luật cao nhất của sáng tạo.
• Các thiền sư Ikkyu hay Tosui, sống kiểu “phóng túng”–lang thang ngoài đường hơn là tu trong chùa–hay Tanzan uống rượu, lấy chật liệu từ cuộc sống đó, dùng kỹ luật của tim óc để tạo ra những tư tưởng Phật pháp–như các bài thiền thi nổi tiếng của Ikkyu hay câu chuyện bế người đẹp qua vũng bùn của Tanzan. Những giáo pháp đó cũng được người đời qúy trọng.
• Không thể dùng cách sống bên ngoài để định giá tâm hay sản phẩm của tâm được.
• Khi tâm đã vững như các thiền sư đã giác ngộ, thì bên ngoài thế nào cũng chẳng nghĩa lý gì đến tâm.
Nhưng, nếu tâm chưa ngộ, chưa vững, mà phóng túng bên ngoài thì đó chẳng phải là nuôi khỉ hoang mà chẳng có chuồng sao?
Cho nên bên ngoài thường quan trọng cho người chưa ngộ, và không quan trọng cho người đã ngộ.
Người chưa ngộ phải nắm bên ngoài mà tu tập, nhưng nếu không biết khi nào phải bỏ bên ngoài, tức là cứ “chấp” vào bên ngoài, thì cũng chẳng bao giờ giải phóng tâm bên trong được.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Nhận xét
Đăng nhận xét