Hối cải thực sự
Ryokan tận hiến cả đời mình để tu học Thiền. Ngày nọ thiền sư nghe là người cháu trai đang tiêu tiền cho một cô ca kỹ. Vì người cháu đã thay thế Ryokan để quản lý tài sản gia đình và gia tài này đang có nguy cơ bị tiêu tán, người nhà phải nhờ Ryoken nhúng tay vào.
Ryokan phải đi một quãng đường rất xa để thăm người cháu thiền sư đã nhiều năm không gặp. Người cháu có vẻ rất vui được gặp lại chú và mời chú ở lại qua đêm.
Ryokan phải đi một quãng đường rất xa để thăm người cháu thiền sư đã nhiều năm không gặp. Người cháu có vẻ rất vui được gặp lại chú và mời chú ở lại qua đêm.
Cả đêm Ryokan ngồi thiền định. Vào lúc ra đi buổi sáng, thiền sư nói với người cháu: “Chú chắc là già rồi, tay chú run lắm. Cháu có thể giúp chú buộc giây giày của chú được không?”
Người cháu hăng hái giúp. “Cám ơn cháu,” Ryokan kết thúc, “cháu thấy không, người ta mỗi ngày mỗi già và yếu đi. Hãy tự chăm sóc cháu tử tế.” Rồi Ryokan ra đi, chẳng hề nói một lời đến các phàn nàn của người nhà. Nhưng, từ buổi sáng hôm đó, sự hoang phí của người cháu chấm dứt.
.
.
Bình:
• Việc chú của mình phải đi rất xa để gặp mình sau nhiều năm không gặp, đủ để nói với người cháu sự nghiêm trọng của vấn đề.
Cho nên, câu nhắn nhủ ngắn của chú trước lúc ra đi, mang trọn tính cách nghiêm trọng đó.
Người cháu đương nhiên là biết chú về để giáo huấn mình, mà có lẽ đã phập phồng cả đêm không biết mình sẽ bị sỉ vả cách nào đây.
Nhưng rốt cuộc cậu ta nhận một giáo huấn rất nghiêm trọng, một cách rất nhẹ nhàng. Cho nên ảnh hưởng rất mạnh.
• Nhưng cũng có thể vì một lý do khác nữa. Đó là việc Ryokan nhúng tay vào vấn đề. Người cháu có thể nghĩ: “Chú mình sẵn sàng nhúng tay vào chuyện thì không ổn rồi. Giả sử chú rút lại quyền của mình, tự tay quản lý tài sản gia đình, hay giao quyền cho ai đó khác thì sao?”
Câu hỏi: Ngưởi tu trì có nên cho “người đời” biết là mình sẵn sàng nhúng tay vào các việc sai trái ở đời khi cần không?
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Nhận xét
Đăng nhận xét